25 - MƯỜI NĂM SAU MỘT GIẤC MƠ
HỒI KẾT
Làng sơ tán một chiều hè nắng
đã dịu dần, gió nồm từ ngoài biển thổi vào mát rượi, sảng khoái, bù cho sáng
đến trưa nóng nực gay gắt khó chịu. Trên các cành cây xoan đầu cổng tiếng ve
sầu thi nhau réo rắt bài ca muôn thủơ gọi bầy. Dưới bóng cây hai chị em Oanh,
Ngân đang chơi nhà cữa say sưa tỉ mẩn .Chỉ có vài ba thứ đồ chơi thông thường
vỏ bao diêm, hộp giấy đựng thuốc tây,vài ba mẫu gỗ vụn, viên gạch là làm thành
nhà cửa. Một ít nắp hộp dầu cù là, vỏ chai dầu Nhật Lệ, nắp bom bi, vỏ nghêu to
nhỏ khác nhau thành nồi nấu cơm, kho cá, chén bát như một tiểu gia đình nho
nhỏ. Thậm chí có khi giả làm vợ chồng, hàng xóm con cái. Cứ thế mà ngày này qua
ngày khác, lặp đi lặp lại mà không biết chán. Ôi trẻ con thật là ngây thơ và
hồn nhiên dễ thương dễ mến.
Tôi vừa cắt xong mấy bộ quần áo
cho khách hàng, tiếp tục ngồi vào bàn máy may, vừa làm vừa nghêu ngao mấy câu
trong bài thơ “Thề non nước” của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cho đỡ buồn.
Tiếng máy chạy ro ro hòa theo giọng ngâm của tôi:
“ Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng
non
Nhó lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng
trông…”
Đang còn say xưa với đường kim
mũi chỉ bỗng nghe ngoài cổng nơi các con tôi ngồi chơi có tiếng hỏi:
- Cháu ơi!
Cho cô hỏi đây có phải nhà anh Dũng không hả cháu?
Một hồi sau nghe tiếng con gái
tôi trả lời:
- Dạ, phởi!
Nghe có người hỏi tôi đưa mắt
nhìn qua cửa sổ thì thấy đó là một người phụ nữ bận quần đen, áo sơ mi trắng
trạc chừng ba mươi, ba mốt gì đó. Dáng người cân đối thon thả, tay xách túi du
lịch màu đen, tóc búi ngược thả lỏng sau lưng như là thiếu phụ. Người lạ đeo
kính nhâm chống nắng, cộng thêm vành nón che khuất nửa khuôn mặt cho nên tôi
không nhận ra ai được, chỉ có giọng nói nghe hơi quen quen mà thôi.
Người lạ tự nhiên ngồi xuống
hỏi thêm:
- Thế cháu
là con ba Dũng à?
- Dạ!
Đoạn người lạ dắt lấy tay con
tôi đứng dậy, tôi vội rời bàn may đi ra xem thử ai mà có thái độ cử chỉ thân
tình như vậy. Vừa đến cửa thấy tôi thì người lạ đứng yên một chỗ, đưa mắt nhìn
chằm chằm vào tôi mà hỏi:
- Anh có nhớ ai không?
Trông qua người này không phải
là thường dân, điệu bộ cử chỉ ra vẻ cán bộ. Quả thật tôi không biết ai? Người
làng thì hoàn toàn không phải, bạn bè công nhân công trường muối tôi quen cũng
không phải nốt. Thế thì ai nhỉ? Tiếng nói thì như đã từng nghe, nhưng con người
thì chẳng nhận ra ai nữa. Người lạ vẫn im lặng không xưng danh, không muốn cất
nón, cất kiếng đeo mắt như muốn thách thức với tôi:
- Không nhớ
ra ai à?
Tôi lắc đầu thú nhận:
- Xin chịu !
Người lạ liền cất nón, lột kiếng
tủm tỉm cười:
- Bây giờ có nhận ra ai không?
Thoáng qua tôi giật mình reo
lên:
- Trời ơi !
Liễu , Huỳnh Liễu đấy à?
- Phải,
Liễu đây, người quen lớp 10c cách đây mười năm không sai!
Tôi đưa tay cho Liễu bắt, nói
hơi lạc giọng vì hồi hộp, vì sự gặp mặt vô cùng đường đột bất ngờ:
Thật là không ngờ, làm sao mà
mình đoán được khi Liễu không cất nón và kiếng đeo mắt. Mà với
Liễu đôi mắt mình không bao giờ quên được nếu không đeo kiếng.
- Thôi ta vào nhà, Oanh dắt cô và em vào nhà đi con.
- Thôi ta vào nhà, Oanh dắt cô và em vào nhà đi con.
Đợi Liễu vào nhà tôi mới nói :
- Liễu thông cảm, nhà cửa sơ
tàn chật chội so sài quá.
- Liễu vẫn ôm con trai tôi vào
lòng, nàng đưa mắt quan sát quanh nhà rồi nói :
- Chiến tranh mà anh, tưởng là
không gặp nhau nữa ấy chứ. Sống sót mà gặp nhau là quý lắm rồi anh ạ. Thế chị
đi đâu ?
Tôi vừa rót nước vừa trả lời :
- Vợ mình đi chợ
chắc sắp về rồi đó .
Liễu xoa đầu con trai tôi
xuýt xoa:
- Ôi anh có hai
cháu ngoan quá. Cháu trai có đôi hàng lông mi dài đen như con gái. Thế hai cháu
tên gì hả anh?
- Cháu gái năm
nay năm tuổi, tên Ngọc Oanh. Còn cháu trai tên Ngọc Ngân lên ba. Thôi mọi việc tối nay mình sẽ kể cho Liễu
biết. Bây giờ trước hết Liễu hãy nói vì sao Liễu biết mình ở đây mà đến, trong
lúc không có một dòng địa chỉ, không có lấy một lá thư, mười năm biệt vô âm tín
mà lại máy bay Mỹ bắn phá tàn khốc nữa.
- Anh thấy Liễu tài không?
Chuyện dài lắm, tối nay ta hàn huyên tâm sự. Nào cháu Ngân ngồi xuống cô
lấy quà cho hai cháu nha. Đi vội quá và hết sức bất ngờ thành thử không chuẩn
bị gì cho ra hồn.
Nàng mở túi du lịch đưa ra mấy
gói kẹo Hải Châu phát cho hai đứa nói tiếp:
- Liễu không ngờ có chuyến đi
này. Một chuyến đi mạo hiểm vô cùng, vì không biết kết quả ra sao.
Mọi ý nghĩa đều nằm trong hoàn cảnh “ Chim ăn bể Bắc đi tìm bể Đông” mà
thôi.Thôi thì có xe về Quảng Bình thử đi cho biết vùng đất lửa, nếu không tìm
được anh thì cũng không còn gì để dằn vặt, để ân hận sau này nữa.
Đang nói đến đó Liễu chỉ tay ra
cổng hỏi tôi:
- Có phải chị đi chợ về đấy
không anh?
Tôi nhìn ra cổng nói:
- Phải, vợ mình đó.
Không để vợ tôi đi vào Liễu chạy
ra sân vồn vã:
- Em chào chị, chị đi chợ về
đấy à?
Vợ tôi sững sờ, ngạc nhiên chỉ
kịp trả lời : Chào chị, ai đây ? Rồi nhìn tôi như muốn hỏi. Tôi chỉ Liễu giới
thiệu:
- Đây là Liễu bạn học của anh ở
Vinh mà anh đã kể cho em nghe đó.
- Thế à, làm sao mà chị biết
chúng tôi ở đây mà vào?
- Ờ, đó là một câu chuyên dài
.Thôi bây giờ thế này nhé, mình vào chuẩn bị cơm tối là vừa. Còn Liễu đi tắm
rửa kẻo đi cả ngày mệt đó. Ăn cơm tối xong ta ha hồ hàn huyên câu chuyện. Mười
năm xa cách biết bao nhiêu tình chứ đâu phải một hai năm. Quả tuyệt vời và vô
cùng bất ngờ như từ trên trời rơi xuống không bằng.
Liễu không chịu theo sự sắp đặt
của tôi liền nói với Nghĩa:
- Hai chị em mình cùng làm cơm
đi chị .
- Chẳng có
chi nhiều. Liễu cứ đi tắm, tôi làm một mình là được rồi.
Cuối cùng hai nàng cùng làm,
cùng nói chuyện thì thầm với nhau vui vẻ lắm như quen biết từ lâu. Còn tôi vào
thu lượm vải sồi hàng hóa. Cho con tắm rửa trước để còn kịp cơm nước tối
nay.**
Đêm nơi vùng sơ tán yên tĩnh,
không ồn ào náo nhiệt như đang còn ở dưới làng. Trăng
trung tuần tháng sáu sáng tỏa một vùng. Qua ánh trăng bàng bạc bao trùm các
ngôi nhà thưa thớt thấp lè tè cách nhau bởi các thửa đất rộng nổi lên những ụ
hầm phòng không cao gần mái nhà. Được cái đã hơn tháng nay Mỹ ngừng đánh phá do
đó thấp thoáng le lói ánh sáng đèn, có người đi lại. Nếu không thì giờ này
không ai dám đi đâu vì trên đầu suốt cả đêm lẫn ban ngày tiếng máy bay gầm gừ
rền rã như tiếng giông trong cơn bão tố. Tiếng bom nổ từ xa vọng về như sét
đánh kéo theo mặt đất rung chuyển như dư chấn động đất khiến ta có cảm giác
trời long đất lở khủng khiếp vô cùng.
Còn đêm nay, một đêm yên tỉnh
tràn ngập đầy cảm xúc lạc quan vui sướng. Hai vợ chồng tôi và Liễu ngồi nói
chuyên giữa sân cho mát và đồng thời để ánh trăng vằng vặc nơi vùng thôn dã hẻo
lánh cho câu chuyện hàn huyên được thi vị hóa tình bạn hữu lâu ngày gặp lại mặn
mà tình cũ nghĩa xưa. Nhấp vài hợp nước với tư thế ngồi xếp bằng tròn tôi gợi ý
để vào câu chuyện:
- Nào, Liễu hãy kể cho vợ chồng
mình nghe vì sao Liễu biết mình ở đây mà tìm. Mình sốt ruột lắm rồi?
Liễu dừng tay quạt chậm rãi kể
:
- Đúng là
trong tay không có một dòng địa chỉ, chỉ vẻn vẹn duy nhất hai tiếng Lý Hòa mà
Liễu nhớ một lần anh kể chuyện chùa Vĩnh Phước Lý Hòa quê anh đẹp và to lớn cho
Liễu nghe khi đi qua chùa sư nữ ở Vinh. Còn địa chỉ 91 Võ Nguyên Giáp Đồng Hới
thì có một lần Liễu gửi thư bị hoàn trả lại không hiểu vì sao. Thành thử coi
như chẳng còn gì để tìm lại người quen. Sau bốn năm học ĐH Liễu được nhà trường
giữ lại làm giáo vụ và sau đó đi tu nghiệp ở Đức ba năm theo chế độ con em cán
bộ miền Nam tập kết. Về nước Liễu vẫn tiếp tục dạy Đ H. hôm trước Liễu đến Bộ
kinh tế tài chính tình cờ gặp một cán bộ Quảng Bình ra công tác, Liễu hỏi thăm
ông ta:
- Thưa anh , anh ở Quảng Bình
chắc biết làng Lý Hòa chứ ạ !
Ông ta cười nói bô bô:
- Ôi làng nào thì không dám nói
chứ làng Lý Hòa thì ai cũng biết nhất là cánh lái xe khách. Thế cô có ai quen ở
trong đó à ?
Nghe nói thế thì tự nhiên Liễu
mừng ghê, không dấu nỗi xúc động vội đáp :
- Dạ có ạ! Em muốn vào tìm lại
người quen, mà không hiểu người ấy còn có ở đấy không, hay là đi đâu không biết
nữa. Hoàn cảnh chiến tranh mà anh,
Ông ta ra chiều thông cảm :
- Thế thì tối nay tôi vào cô có
đi theo xe vào đó một chuyến hỏi thử xem sao. Gặp được người quen thì tốt, nếu
không thì cũng đi một chuyến Q B cho biết quê hương đất lửa anh hùng.
- Dạ, nếu thế thì còn gì bằng.
Liễu rất phấn khởi khi ông ấy
cho biết thêm:
- Làng Lý Hòa giàu nhất nhì Q B
đấy cô ạ. Dân họ đi buôn bán khắp nơi nên ai cũng biết. Làng lại nằm sát đường
Q L 1A thành thử cánh lái xe ai mà không biết. Ngồi trên xe cứ bảo cho tôi
xuống Lý Hòa Q B là họ dừng ngay không cần chỉ chỗ à.- Ông dừng lại nhìn Liễu
rồi cười nói tiếp:
- Cô có chồng chưa? Nếu chưa về làm dâu Lý Hòa thì sướng lắm hà hà..
- Cô có chồng chưa? Nếu chưa về làm dâu Lý Hòa thì sướng lắm hà hà..
Được biết
xe tối nay đi vào mà ngày mai là ngày thứ bảy nên Liễu quyết định đi ngay, chỉ
cần xin nhà trường nghỉ thêm ngày thứ hai. Vì vậy có kịp chuẩn bị gì đâu anh
chị. Khi xe đến nơi ông ấy lại bảo:
- Cô thấy chưa, làng Lý Hòa của
bạn cô có đẹp không? Có sông, có biển sơn thủy hữu tình nhá. Rất đáng tiếc vì
chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ nên bây giờ nó tiêu điều như vậy đó. Không thì
cô sẽ thấy nhà cửa san sát, rợp bóng ghe thuyền. Điểm này không chỉ làng Lý Hòa
mà phần đông làng nào cũng vậy. Ta nghỉ đây một lát, đợi có người đi vào đi ra
làng rồi hỏi thăm, nếu có gì trục trặc cô vào cơ quan Q B mà nghỉ, mai quay ra
cũng được.
Thấy kế hoạch của ông ta đề
xuất cũng tiện. Liễu cũng mừng và vái thầm trong bụng: " Lạy trời cho gặp được
anh khỏi bỏ công tìm kiếm hôm nay ". Khoảng chừng hơn năm phút có một người trong
làng đi ra, tay xách một số đồ cồng kềnh ông ấy ngăn lại hỏi:
- Chị ơi ! Cho tôi hỏi thăm một
tý .
Chị ấy dừng lại.
- Có phải chị là người Lý Hòa
làng này không ạ?
- Phởi, anh hỏi chi ?
- Chị có biết trong làng có anh
nào là…
Liễu liền nói thay:
- Tên là Hồ Ngọc Dũng chị ạ.
- Biết nhưng không ở đây, mà ở
trên Nạp Nương vùng sơ tán.
Quá mừng Liễu hỏi luôn:
- Có xa không chị ?
- Gần hai cây số. Nếu có lên thì
đi với tui, tui chỉ nhà cho . Tui với anh ấy quen nhau mà.
Liễu liền nói với ông cán bộ :
- Thế này anh nhá, bây giờ em
sẽ đi theo chị này lên gặp anh Dũng. Anh cho em biết ngày mai mấy giờ xe ra để
em trở lại đây đón. Cảm ơn anh nhiều mong ước đã thành sự thực.
Sau khi trao đổi thống nhất giờ
đợi xe. Liễu xăm xăm đi theo chị ta lên đây.
Vợ tôi hỏi:
- Ôi ngày mai chị Liễu đi ra
rồi à, gấp rứa ?
- Dạ kế hoạch như vậy rồi chị
ạ. Chuyến đi đột xuất chứ có dự định gì đâu. Trên đường đi lên đây chị ta cũng
có kể cho Liễu nghe hoàn cảnh của anh chị. Nào là anh dạy học vở lòng,
B.T.V.H..Nào là làm công trường muối Hiền Sơn, nghề thợ may rồi tham gia văn
nghệ văn gừng gì đó.
- Cô nào thế nhỉ . Liễu không
hỏi tên à?
- Bao nhiêu chuyện cần hỏi đâu
có quan tâm điều đó . Lên đây chị ta chỉ nhà cho Liễu đến , mời chị ta ghé lại
uống nước nhưng chị ta bảo lên nhà kẻo tối. Nghe nói nhà chị ta còn cách đây
hai cây số nữa.
Vợ tôi hỏi :
- Thế chồng Liễu cũng làm một
cơ quan à?
Liễu trả lời không tự nhiên cho
lắm:
- D..ạ đi Đức về Liễu mới lấy
chồng, C..ó một trai bằng cháu Ngân của anh chị đó. Hai vợ chồng đang ở với ông
bà nội chưa có nhà cửa tư thất gì cả.
Tôi hỏi :
- Thế anh ấy cũng đi nước ngoài
về à?
- Về.. sau Liễu một… năm
nên có con muộn đấy chứ!
Vừa lúc ấy hai cháu Oanh Ngân
đi chơi bên ông ngoại về, Nghĩa nói:
- Có chi thì ở lại chơi vài
hôm, ra xe khác cũng được kẻo lâu ngày mới gặp nhau.
- Không được chị ạ. Ra đi vội
quá có xin phép xin tắc gì đâu. Nhờ trời lần
sau sẽ chơi lâu. Từ đây trở đi có địa chỉ liên lạc được rồi.
- Rứa thì anh Dũng và Liễu ngồi
nói chuyện . Nghĩa xin phép đưa hai cháu vào ngủ kẻo khuya.
Hút thêm
điếu thuốc tôi mới nói rõ nội tình của mình cho Liễu hay:
- Liễu ạ ! Mười năm qua mình
luôn luôn nhớ trường,nhớ bạn bè ở Vinh, trong đó nhớ nhất là Liễu .Nhớ lại buổi
chia tay hôm ấy sao mà nó đau đớn, nó tủi hổ đến thế, khiến mình ân hận mãi cho
đến bây giờ. Liễu biết không? Khi mình đi qua rạp hát thấy Liễu đứng ở cổng,
mình đem lòng nghi kỵ. Sẵn lòng thủ phận hoàn cảnh của mình cho rằng đằng nào
mình cũng không đậu Đ.H nên mình không thể tiếp tục kết bạn đời với Liễu được,
nên máu tức đời nổi lên mình không kìm chế nổi để đến gặp Liễu. Khi về đến nhà
nghe thím Mai nói chuyện mình mới vỡ lẽ là mình vội nghĩ sai về Liễu. Tưởng
rằng về quê thì thế nào cũng trở lại Vinh, không hoc Đ.H thì cũng tiếp tục dạy BTVH
cho cán bộ công nhân công ty ô tô số 8 Nghệ An một thời gian, sau đó tìm công
việc mà làm. Ai ngờ về nhà ham say sưa công
tác hè cho đến khi chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xẩy ra, thành thử mình
không đi đâu nữa. Sự kiện không học được ĐH khiến mình buồn bã bất mãn nên
không viết thư cho Liễu đấy thôi.
- Anh Dũng biết không? - Liễu
cắt ngang câu chuyện của tôi – Đêm ấy rạp hát tan tầm đứng đợi anh cho đến
người cuối cùng Liễu mới về nhà. Về nghe đứa em nói thì mới biết anh có ghé và
báo tin ngày mai anh về quê mới ra bến xe đấy chứ. Đêm đó do Liễu thao thức
không ngủ nên dậy muộn ra không kịp trước giờ xe chạy. Ai ngờ buổi chia tay quá
phũ phàng như vậy . Thật là….
- Thế lúc đó Liễu có trách móc
không? Có giận mình không?
- Sao lại không giận? Hôm đó
một thân một mình con gái đi đêm như vậy mà không tức à? Nhưng mà chỉ tại anh
thôi, về quê như chạy trốn không bằng. Chẳng có địa chỉ, không báo trước một
vài hôm ai mà không tức được. Rồi cả một thời gian về quê im hơi lặng tiếng,
không thư không từ thử hỏi trường hợp anh là con gái tuổi đã trưởng thành như
Liễu anh có tức không? Có dằn vặt không? Có tủi thân không?
Tôi hoàn toàn im lặng vì không
có gì để biện minh cho mình được nữa rồi. Thấy Liễu có phần chỉ trích mạnh mẽ
thái độ của tôi lúc bấy giờ. Tôi liền thông cảm.:
- Mình biết lỗi là tại mình, tư
tưởng thủ phận đã làm mình tự nhiên ích kỷ, tự nhiên so sánh phận đời mà khép
mình như con ốc biển, không dám vươn ra trước những thách thức bên ngoài, hoặc
như con chim sẻ sợ đậu cành cong mà bay đi, chớ mình không nghĩ Liễu coi thường
chê bai mình đâu. Thôi thì chuyện gì đã lỡ thì cho qua đi. May mà hôm nay Liễu
cố tìm mình để thăm nghèo hỏi khổ, để thỏa lòng mong ước tìm lại cố nhân.
Liễu nói như cố ý khẳng định
lại tâm trạng của mình:
- Lúc đó tức thì nói vậy chứ
thực ra Liễu cũng rất hiểu hoàn cảnh của anh, thương anh. Cũng vì nghịch cảnh
như thế mà anh phải đem lòng đoạn tình như vậy. Liễu nhớ câu nói của anh sau kỳ
thi tốt nghiệp: Mai đây tốt số mình chỉ là ông giáo quèn ở một nơi lâm sơn cùng
cốc hẻo lánh nào đó, không biết lúc đó có ai ngó ngàng gì đến mình không? Hôm nay
dù hết sức mù mịt thông tin nơi ăn chốn ở của ông giáo quèn’ nhưng Liễu vẫn
đến vấn an thầy giáo đó thôi. Một ông thầy giáo thấp nhất trong các ông thầy
giáo nhưng có một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Nghe
chị dẫn đương ban chiều kể chuyện về anh Liễu vô cùng cảm động, vì anh vẫn giữ được phong cách như hồi xưa, vẫn xử dụng kiến thức đã học cho cuộc sống như anh
đã từng tâm sự với Liễu mười năm về trước.Có phải anh đã từng nói như vậy và
hôm nay anh đã làm được, phải không ông giáo?
- Mình xin ghi nhận tấm lòng
của Liễu đã để tâm đến mình như vậy. Và cũng có thể nói, trên đời này không có
ai trọn thủy trọn chung đối với mình như Liễu. Và cũng không có ai hiểu mình một
cách sâu sắc như Liễu ngoài gia đình bà con ruột thịt .
- Dù sao thì chúng ta cũng đã
xong, một người một phận.
Ước mơ và quá khứ đã yên bề
theo số phận. Hãy nghĩ đến xây đắp cho tương lai. Lấy quá khứ làm cho bài học hôm
nay mà sống cho đẹp. Cuộc gặp mặt hý hữu hôm nay coi như quá trọn vẹn, quá đẹp
là đằng khác, có đúng không anh?
Tôi cười
:
- Chà, hôm nay mình nói chuyện
như các nhà triết gia ấy nhỉ. Đúng thì có đúng nhưng vẫn cảm thấy vẫn có tội
với nhau .Chẳng qua đó là cái lý để tự an ủi động viên người đời mà thôi Liễu
ạ.
Trăng đã khuất từ lâu sau núi
Ông Tượng,,ngoài chân trời sao mai đã lấp ló xuất hiện, nhấp nháy như con mắt
thiên thần dòm ngó người trần sau một đêm dài ngon giấc. Đến lúc này tự dưng
Liễu không nói năng gì nữa, nét mặt u uất khó hiểu. Chợt nàng nhớ lại kỷ niệm
xưa chăng? Hay nàng mệt ? Tôi dục Liễu .
- Thôi Liễu đi nghỉ một tý để
ngày mai còn đón xe.
Liễu khoát tay nói một cách
chua chát:
- Không sao đâu anh. Mười năm
thức một đêm thấm tháp gì đâu? Nếu như ngày mai chưa về thì cũng nên nghỉ ngơi
một tý. Nhưng chỉ còn đêm nay nữa thôi, ngày mai ta lại chia tay, mà ngày gặp lại thì không thể hẹn trước. Vả lại niềm sung sướng được gặp lại nhau hôm
nay như một viên thần dược làm cho vết thương lòng không còn rỉ máu, làm cho ta
quên đi nỗi mệt mỏi âm ỉ bấy lâu nay- nàng thở dài – Thế là không còn gì nữa để
bận tâm suy nghĩ, để dằn vặt …..để đường ai nấy đi.
Cũng vừa lúc Nghĩa thức dậy
bước ra nhắc nhở:
- Hai anh em không đi ngủ à ?
Sắp sáng mất rồi còn gì nữa. Thế mấy giờ xe ra chị Liễu?
- Tám giờ chị ạ!
- Thế thì
nên chuẩn bị cơm ăn lúc bảy giờ là vừa. Đây xuống đó mất nửa tiếng rồi. Sáng
mai anh Dũng đưa chị Liễu xuống đón xe chứ?
- Em cảm ơn chị ! Nếu anh không
bận?
Tôi cười :
- Hà hà, có bận thì cũng
phải đi để trả cái nợ mười năm về trước chứ.
Nghĩa thêm vào :
- Và cả công chị Liễu vào đây
nữa chớ anh Dũng.
Cả ba cũng cười vui vẻ….
Xa xa từ các xóm xung quanh, gà đã cất tiếng gáy mỗi lúc mỗi rộn rã. Phía chân trời đằng đông đã hé lên màu hồng mỗi lúc mỗi hồng hơn. Sức sống của thiên nhiên, cả của con người một ngày mới lại bắt đầu.
Xa xa từ các xóm xung quanh, gà đã cất tiếng gáy mỗi lúc mỗi rộn rã. Phía chân trời đằng đông đã hé lên màu hồng mỗi lúc mỗi hồng hơn. Sức sống của thiên nhiên, cả của con người một ngày mới lại bắt đầu.
...Tôi đưa Liễu xuống đường Q L
đón xe. Đã quá lâu rồi, sáng nay tôi lại được đi bên nàng. Dù không phải trên
đường phố dạo chơi, hay trên đường đến trường ở Vinh năm ấy, nhưng trong lòng
hôm nay vẫn bồi hồi xao xuyến. Qúa khứ hiện về mồn một trước mắt khiến tôi thơ
thẩn bước đi. Liễu vẫn thỏ thẻ bên tai tôi như hồi đi học:
- Liễu hỏi anh Dũng nha . Ng
..ày … ấy anh không phát hiện ra điều gì à?
- Về điều gì … nói cụ thể xem?
- Thì v..ề t..ình cảm đó.
- À có chứ
Liễu.Thực tình thì Liễu đã tạo ra cho mình nhiều cơ hội để thổ lộ tình yêu
nhưng mà mình cứ sờ sợ thế nào đó, nên mình không dám nói. Thú thực lúc đó mình
rất yêu Liễu, yêu một cách say đắm nồng nàn lạ kỳ. Nhiều lần mình định nói nhưng
không sao nói được. Do nhát gan, do sợ Liễu phản ứng hay sao ấy mà mình không đủ
sức vượt qua rào cản của định mệnh tình yêu đó thôi.
Liễu đi sát lại bên tôi để
tránh những đoạn đuờng sói lở. Bằng một cử chỉ thân tình, nàng cầm lấy
tay tôi thật chặt rồi nói:
- Anh có nhớ hôm đi tham quan
lò cao bên núi Quyết ở Bến Thủy không? Chính hôm đó là Liễu cố tình đi chậm lại
cách xa bạn bè trong lớp, để chúng mình nói chuyện cho thoải mái đó mà. Nhưng
mà đi bên nhau gần ba cây số mà anh cứ hết kể chuyện “Tố Tâm”của Hoàng Ngọc
Phách đến “ Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng và Nhất Linh chứ có nói gì về phần
mình đâu ?
- Muốn nói nhưng mà không nói
được đấy chứ. Liễu nghĩ xem đường học hành thì chưa đến đâu vào
đâu. Đường công danh thì mịt mờ u tối. Trong lúc đó thì Liễu là một đối tượng
sắp kết nạp vào Đảng, lại còn con em cán bộ, con em miền Nam tập kết, tiền đồ
tương lai rạng rỡ vô cùng thì làm sao mà mình sánh vai đi chung với Liễu trên
một con đường. Dù Liễu có thương mình vượt qua hàng rào vô hình ấy để xây đắp
hạnh phúc với mình thì có lẽ mình chỉ là hàng rào cản trở tương lai sự nghiệp
của Liễu mà thôi. Lẽ nào kéo Liễu đi chung một con thuyền mà người cầm lái chỉ
là một con người không có tiền đồ, không có tương lai nào hết. Liễu thấy có phi
lý hay không?
Nàng không đồng tình cách lập
luận của tôi :
- Nói như anh thì tình yêu cao
cả ở chỗ nào?
Nói xong hình như quá bực bội
nàng buông tay tôi ra. Tôi cố níu lại:
- Có như vậy thì hôm nay Liễu
cũng có hạnh phúc đấy thôi. Có chồng cùng làm một cơ quan, có con
trai đầu lòng, thế là nhất còn gì nữa…?
Tôi chưa kịp hết lời nàng nói
như hét một cách đau đớn:
- Chồng nào…? C..on nào ?
Đó là em nói d..ối, em nói dối….Có chồng, có con làm sao mà em bỏ đi vào
đây được nữa. Thế mà anh tin được à? Anh không nghe người ta hát: “Có chồng bỏ
nguyệt bỏ hoa. Có con thì bỏ bạn xa bạn gần ” đấy sao? Anh ..anh về..về
đi!
Nàng vùng ra khỏi bàn tay tôi
một cách mãnh liệt, không ngờ chân nàng dẫm lên một đám sỏi trên mép đường lở
do nước chảy tạo thành, khiến cho nàng mất đà, chúi người mất thăng bằng xuýt
ngã xuống đường may mà tôi kịp níu tay nàng, đỡ lấy người nàng vực dậy gọi tên
nàng một cách hoảng hốt:
- Liễu ! Liễu! Em có sao không?
Tôi quậy người tỉnh dậy, mồ hôi
ướt đẫm cả thân mình. Đầu óc lùng bùng khó chịu, mệt lả tay chân. Định thần một hồi,thì
ra một giấc mơ. Một giấc mơ đẹp hay là xấu cũng không biết nữa.
Chỉ biết
đó là một giấc mơ thật sự, không chế tác, không bịa đặt gửi vào tập hồi ký :ĐỜI
HỌC TRÒ CỦA TÔI . Còn nguyên nhân vì sao mà thấy chiêm bao thì tất cả chúng ta
đã biết . Nhưng ít nhiều đều có liên quan đến mỗi một cuộc đời bản thân chúng
ta cả đấy.
HẾT
cám ơn đời,cám ơn trời,cám ơn anh vẫn mạnh,cám ơn ý chí và nghị lực phi thường trong anh.
Trả lờiXóaEm không hiểu tại sao gần hết chương anh lại nói đó là một giấc mơ, trong khi từ đầu chương đến đó vẫn hoàn toàn là sự thực?
Trả lờiXóaĐọc chương này rất thú, không phải chỉ ở việc kể về sự gặp gỡ bất ngờ với người tình một thủa của anh mà bởi cả những trang mô tả các trò chơi con trẻ, hoặc cảnh trí thiên nhiên cũng như diễn biến tâm trạng của từng người cũng khá sinh động hấp dẫn.
Cả ba nhân vật chính trong chương này đều rất cao đẹp anh ạ
Chúc mừng anh. Mong anh có lần gặp nữa với người xưa và mong rằng chị Liễu sẽ kể cho anh nghe về cuộc sống mới rất hạnh phúc của chị
À anh ơi, hôm trước nói chuyện điện thoại, em nghe chưa rõ lắm, có phải anh ra nhà con gái ở Vân Đồn ngoài Bắc này không ạ? Nếu ở ngoài này, khi đi qua Sao Đỏ, Chí Linh anh ghé thăm vợ chồng em đi. Mấy khi có điều kiện ra đây đâu anh.
Hơn mười ngày nay ,anh nghĩ ngơi ko commet cho ai hết ,hôm nay anh mới còm lại mà người đầu tiên là em . Anh cảm thấy thích khi được commet với em lắm .Bơt vì anh thấy từ lâu em đã đọc thơ văn của anh rất đều và kỷ lưỡng ,có những cảm nhận giống như anh vậy
Trả lờiXóaĐúng như em đã ngạc nhiên,chương 25 là một giấc mơ có thật ,và như anh đã viết là ko chế tác nhưng vì nghệ thuật của ng viết nên anh tìm cách dấu cho đến những dòng cuối cùng.Thêm nữa có mơ cũng là sự thực của những suy nghĩ ăn sâu vào tâm hồn của mình mới có chiêm bao,âu cũng là mình vẫn luôn luôn nhớ đến ng yêu đã cùng mình có những ngày sống tốt đẹp ,.
Hãy lội ngược dòng đời của anh một lần em nhé ,anh sẽ xem những cảm nhận của của em và có thể mở thêm nhiều chi tiết để em cùng thấu hiểu
Anh chúc vợ chồng em gái an lành hp Song Thu nhé .Cảm ơn em