QUÊ HƯƠNG TÔI
Blog NC hỏi:
Đá cũng biết NHẢY còn người thì sao hở cụ NGỌC DŨNG ?
Vâng xin thưa quý vị: Tất nhiên là đá không bao giờ biết nhảy, chỉ có khi nào sức con người tác động vào hoặc thiên nhiên nắng, mưa mới làm cho đá thay hình đổi dạng và xê dịch di chuyển.
Như chúng ta đã biết, rất nhiều địa danh thắng cảnh được đặt tên mang theo truyền thuyết của một câu chuyện như nàng TôThị ở Đồng Đăng Kỳ Lừa, hòn Vọng Phu ở Tuy Hoà. Hình dáng như hòn Trống Mái ở Đồ Sơn, hòn Chồng ở Nha Trang, Hòn Chén ở Huế chẳng hạn và v.v.
Còn ở Đá Nhảy thì sao? ND không dám trả lời, vì ngay ở Lý Hoà từ trước tới nay chưa có câu trã lời nào xác đáng, chỉ dựa vào suy tưởng mà thôi. Tuy nhiên thưa quý vị, sau hai từ Đá Nhảy đã để lại cho địa danh này nhiều bài thơ hay, một vế đối tuyệt vời đầy thách thức mà nhiều cụ đồ nho thời trước đến các nhà khảo cứu phân tích phê bình văn học thời nay cũng phải tấm tắc khen ngợi, bởi cái hay, cái tinh tuý của ai đó trong lớp người đ i trước để lại.

Để hình dung đá có nhảy không tôi xin đưa ra hai bài thơ cảm tác về cảnh đẹp Đá Nhảy để các bạn suy ngẫm và kết luận. Đó là bài ĐÁ NHẢY thứ 2 của chủ nhân Blog NgocDung :
Một dãy đá cao đèo nói đèo
Trông mà khúc khuỷu đá cheo leo
Ngàn cây vi vút hoa chen lá
Sóng vỗ mấy triều bọt với bèo
Thăm thẳm xa khơi thuyền thấp thoáng
Vẫy vùng vượt sóng nhịp tay chèo
Muôn dặm quan hà đây cửa ải
Phải nhảy cho qua khỏi phải trèo
Các bạn ạ, từ xa xưa nơi đây hoang vu lắm. Đá Nhảy đúng như một cữa ải ngăn cách sự lưu thông. Từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc chỉ có một con đường độc đạo là cứ ven biển mà đi . Vào mùa hè nước rút thì không nói gì, chỉ cần theo đườg ven biển mà đi. Nhưng gặp mùa đông, sóng to gió lớn, thuỷ triều dâng trào, bãi đá như chìm dưới nước, muốn đi qua chỉ có một cách leo trèo ven sườn núi, hoặc nhảy qua những hòn đá liền nhau để vượt qua phía bên kia. Mà đi trên đá trơn trượt vì rong rêu đâu phải dễ, cho nên có khi cũng phải bò để khỏi bị sóng biển hất xuống nước . Với lập luận này không biết đã hợp lý hay chưa?
Đây là con đường độc đạo khi triều lớn
Còn đây bài thơ cũng mang tiêu đề Đá Nhảy của ông Hồ Đình Ty con em làng Lý Hoà xin mời các bạn đọc và tham khảo:
Đá chẳng nhảy đâu
Chỉ thấy đá ngồi
Sóng lô xô vô hồi vô tận
Trưa nắng đỏ lưng đồi hoa mận
Chiều ân tình tím ngắt hoàng hôn
Sóng biển lên cao, dập dờn làm cho ta có cảm giác như đá trồi lên trụt xuống, hay do con người đi qua phải vừa đi vừa nhảy, bước qua những tảng đá mà hình thành tên đặt cho vùng cảnh sắc kỳ thú ĐÁ NHẢY
CÂU ĐỐI VỀ ĐÁ NHẢY
Cũng xuất phát hai từ Đá Nhảy mà có một vế câu đối BÒ ĐI ĐÁ N HẢY. Với vế đối này các quý khách cũng thấy đólà một câu nói : Có con bò đi đến Đá Nhảy. Song về ngữ pháp thì đây là một câu tả cảnh toàn là các động từ: BÒ,ĐI,ĐÁ,NHẢY. Trong đó BÒ vừa là danh từ chỉ con bò, vừa là chỉ một động tác bằng chân, còn ĐÁ NHẢY vừa là danh từ chỉ địa danh nhưng cũng là hai động tác đá và nhảy. Rõ ràng là một vế đối đầy thách thức, vô cùng khó.
Có rất nhiều nhà nho sĩ có vế hai để đối lại ,nhưng không có vế nào hay và chuẩn hơn vế HÙM HÉT LA HÀ. Ở vế này nhìn chung là rất chuẩn bởi có con Hùm hét ở La Hà mà La Hà là tên của một làng cồn nổi trên dòng sông Gianh nay là xã Quảng Văn huyện Quangr Trạch, tỉnh Quảng Bình cách Đá Nhảy về phía Tây Bắc khoảng độ hơn 5km.
Ở vế hai cũng như vế một, toàn là động từ, danh từ chỉ con vật, chỉ địa danh. Và cũng rất đối ngẫu bởi một bên hành động bằng chân, một bên bắng miệng, cũng từ hai bộ phận của con người, mà hai bộ phận này không thể trách rời bởi dân gian đã có câu: Tay bo miệng lủm, đói đầu gối hay bò….
Tuy nhiên hay như vậy mà vẫn chưa được thoả mãn, bởi La Hà xưa nay không có Hùm vì làng ở giữa cồn nổi làm gì có Hùm ở mà gầm mà hét. Còn Đá Nhảy thì có bò đi ăn cỏ hàng ngày, rõ thật là rắc rối cho ban giám khảo chấm thi!
Chừng ấy cũng đủ biết Đá Nhảy đáng tự hào biết bao. Và ND không dám ba hoa thêm nữa theo kiểu múa rìu qua mắt thợ. Xin quý khách du lịch vui lòng thông cảm.

Chỉ thấy đá ngồi
Sóng lô xô vô hồi vô tận
Trưa nắng đỏ lưng đồi hoa mận
Chiều ân tình tím ngắt hoàng hôn
Sóng biển lên cao, dập dờn làm cho ta có cảm giác như đá trồi lên trụt xuống, hay do con người đi qua phải vừa đi vừa nhảy, bước qua những tảng đá mà hình thành tên đặt cho vùng cảnh sắc kỳ thú ĐÁ NHẢY
CÂU ĐỐI VỀ ĐÁ NHẢY
Cũng xuất phát hai từ Đá Nhảy mà có một vế câu đối BÒ ĐI ĐÁ N HẢY. Với vế đối này các quý khách cũng thấy đólà một câu nói : Có con bò đi đến Đá Nhảy. Song về ngữ pháp thì đây là một câu tả cảnh toàn là các động từ: BÒ,ĐI,ĐÁ,NHẢY. Trong đó BÒ vừa là danh từ chỉ con bò, vừa là chỉ một động tác bằng chân, còn ĐÁ NHẢY vừa là danh từ chỉ địa danh nhưng cũng là hai động tác đá và nhảy. Rõ ràng là một vế đối đầy thách thức, vô cùng khó.
Có rất nhiều nhà nho sĩ có vế hai để đối lại ,nhưng không có vế nào hay và chuẩn hơn vế HÙM HÉT LA HÀ. Ở vế này nhìn chung là rất chuẩn bởi có con Hùm hét ở La Hà mà La Hà là tên của một làng cồn nổi trên dòng sông Gianh nay là xã Quảng Văn huyện Quangr Trạch, tỉnh Quảng Bình cách Đá Nhảy về phía Tây Bắc khoảng độ hơn 5km.
Ở vế hai cũng như vế một, toàn là động từ, danh từ chỉ con vật, chỉ địa danh. Và cũng rất đối ngẫu bởi một bên hành động bằng chân, một bên bắng miệng, cũng từ hai bộ phận của con người, mà hai bộ phận này không thể trách rời bởi dân gian đã có câu: Tay bo miệng lủm, đói đầu gối hay bò….
Tuy nhiên hay như vậy mà vẫn chưa được thoả mãn, bởi La Hà xưa nay không có Hùm vì làng ở giữa cồn nổi làm gì có Hùm ở mà gầm mà hét. Còn Đá Nhảy thì có bò đi ăn cỏ hàng ngày, rõ thật là rắc rối cho ban giám khảo chấm thi!
Chừng ấy cũng đủ biết Đá Nhảy đáng tự hào biết bao. Và ND không dám ba hoa thêm nữa theo kiểu múa rìu qua mắt thợ. Xin quý khách du lịch vui lòng thông cảm.
