HTML/JavaScript



NgocDungLyhoa chân thành cảm ơn các bạn ghé thăm

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tô - Chương 25 Hồi Kết ( tiếp theo )



25 - MƯỜI NĂM GẶP LẠI MỘT GIẤC MƠ Hồi Kết ( tiếp theo )

Đêm nơi vùng sơ tán yên tĩnh, không ồn ào náo nhiệt như đang còn ở dưới làng. Trăng trung tuần tháng sáu sáng tỏa một vùng. Qua ánh trăng bàng bạc bao trùm c ác ngôi nhà thưa thớt thấp lè tè cách nhau bởi các thửa đất rộng nổi lên những ụ hầm phòng không cao gần mái nhà. Được cái đã hơn tháng nay Mỹ ngừng đánh phá do đó thấp thoáng le lói ánh sáng đèn, có người đi lại. Nếu không thì giờ này không ai dám đi đâu vì trên đầu suốt cả đêm lẫn ban ngày tiếng máy bay gầm gừ rền rã như tiếng giông trong cơn bão tố. Tiếng bom nổ từ xa vọng về như sét đánh kéo theo mặt đất rung chuyển như dư chấn động đất khiến ta có cảm giác trời long đất lở khủng khiếp vô cùng.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học trò Của Tôi - Chương 25 - Hồi Kết


25 - Mươi Năm Một Giấc Mơ - Tương Phùng

Làng sơ tán một chiều hè nắng đã dịu dần, gió nồm từ ngoài biển thổi vào mát rượi, sảng khoái, bù cho sáng đến trưa nóng nực gay gắt khó chịu. Trên các cành cây xoan đầu cổng tiếng ve sầu thi nhau réo rắt bài ca muôn thủơ gọi bầy. Dưới bóng cây hai chị em Oanh, Ngân đang chơi nhà cữa say sưa tỉ mẩn .Chỉ có vài ba thứ đồ chơi thông thường vỏ bao diêm, hộp giấy đựng thuốc tây,vài ba mẫu gỗ vụn, viên gạch là làm thành nhà cửa. Một ít nắp hộp dầu cù là, vỏ chai dầu Nhật Lệ, nắp bom bi, vỏ nghêu to nhỏ khác nhau thành nồi nấu cơm, kho cá, chén bát như một tiểu gia đình nho nhỏ.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tôi - Chương 24


24 - NGÀY VỀ
Sân trường Cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng Vinh chiều hôm nay nhộn nhịp trở lại sau nửa tháng đợi kết quả thi tốt nghiệp .Chỗ nào cũng vậy ,túm tụm trước bảng đen có dán các tờ thông báo kết quả kỳ thi tốt nghiệp cấp 3. Các sĩ tử, ai cũng ra mặt phấn khởi khi thấy tên mình trong tờ yết cáo .Họ tay bắt mặt mừng ,cười nói hả hê chúc nhau những câu tốt đẹp.Trái ngược lại, giữa sân trường , hoặc dọc hành lang có vài ba nhóm chụm lại với nhau thầm thì to nhỏ, nét mặt xem ra buồn bã ỉu sìu như bánh đa bị nước.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tôi - Chương 23


23  -  LƯU BÚT MÀU HỒNG                  
  Ở trường về là tôi ngồi ngay vào bàn học. Một cảm xúc bồi hồi khó hiểu khiến tôi nôn nao trong lòng suốt trên đường từ trường về nhà, nhất là khi Huỳnh Liễu đưa lại cho tôi trang giấy mà tôi gửi nàng ghi vài dòng lưu niệm trước lúc chia tay rời ghế nhà trường .

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tôi - Chương 22




22 – NIỀM VUI MỎNG MANH

       Ngày hôm nay nghỉ học nên tôi dậy muộn .Trời mùa đông , đã hơn sáu giờ mà chỉ hơi mờ mờ sáng .Gió bấc thồi nhẹ nhưng khô hanh lạnh buốt thấu xương .Ngoài đường phố, sáng nay khác hẳn mọi ngày, người thưa thớt đi lại , vì hôm nay là ngày lễ Noel .Các cơ quan và trường học đều nghĩ lễ kết hợp với cái rét giữa mùa đông chí nên ai cũng dậy muộn , trễ nải .

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tôi - Chương 21



21- HỌC TRÒ XỨ NGHỆ


Được học trường cấp ba Huỳnh Thúc Kháng Vinh tôi cảm thấy vô cùng sung sướng và vinh dự .Đã từ lâu qua sách vở, qua những câu chuyện truyền tụng , tôi được biết đất Nghệ An là cái nôi sản sinh ra rất nhiều cụ đồ nho ,nhiều nhân sĩ yêu nước ,nhiều nhà cách mạng trung kiên .Trong đó có Bác Hồ của chúng ta là anh hùng giải phóng dân tộc , là danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước nhà và thế giới .Được học ở đây tôi tin tưởng một cách chắc chắn là cơ hội cho tôi có điều kiện tiến bộ trong học tập ,trong lao động , trong tu luyện đạo đức nên người hữu dụng .

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Hoc Trò Của Tôi - Chương 20

20 –  HÀNH TRÌNH RA BẮC


                         "...  Bỏ phố tôi đi một chiều mưa
                         Để lại sau lưng một bến bờ
                         Buồn lòng đi mãi không về bến
                         Về bến làm chi đã lỡ đò ?.’’
                                                                         ( Thơ ND )
Tôi đến bến xe mới có hai giờ chiều , mà người xếp hàng mua vé đã có hơn hai chục . Dạo này cuối hè nên học sinh đa số trỡ lại trường , thành thử người đi Hà Nội đông hơn , có khi không mua được vé .Tuyến H.N bấy giờ chỉ có một xe chứ không phải như bây giờ muốn đi xe nào cũng được .Đang đứng trong hàng ,hỏi thăm mấy người đứng trước để biết mấy giờ bán vé ,thấy Kim Quy bạn học cùng lớp cấp hai đi thẳng vào trước quầy bán vé ,nàng nhói chân nhìn vào trong , xăm xoi điều gì đó hoặc như muốn tìm ai. Khi không thấy điều gì khác , nàng quay ra định tìm chổ xếp hàng , thấy tôi nàng ngạc nhiên hỏi :

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tôi - Chương 19



19 . SANG NGANG LỠ BƯỚC

Không hiểu vì sao từ ngày vào học lớp tám đến giờ tôi như người bi quan chán nản. Vẫn ngày nào cũng đến trường ,vẫn thâu nhận bài vở tốt , không có gì là thua kém .Bạn bè vẫn chan hòa vui vẻ, còn thân tình hơn nữa là đằng khác .Nhưng mà có cái gì đó vô hình khiến cho tôi cảm thấy bất an trong lòng ,thành thử đôi khi đâm ra chán học.  Trước đây những điều tôi cho đó là bình thường  , đơn giản , không đáng để tâm. Nhưng vào học lớp tám cấp ba tôi lại nghĩ khác , nó có liên quan đến sự nghiệp tương lai đến cuộc sống bản thân sau này .Học ba năm cấp ba sẽ đưa tôi đến một bến bờ nào đây ? Hay như bao nhiêu mẫu đời tắc tị đang còn chơ vơ , lầm lủi nơi đất Hà thành ?Đã có vài ba người quay về làng tìm đường vượt tuyến vào Nam .Họ là những con người có học ,xuất thân trong những gia đình nho học , tây học , có khoa bảng , có lịch sử quốc gia công nhận chứ đâu phải hàng mả ,tiến sĩ giấy của cụ Nguyễn Khuyến bán mua ngoài chợ .Họ là những người còn có cái ghế để dựa khi mõi gối chồn chân ,còn có cái ô để che khi trời nắng đốt mưa dầm ,nhưng mà họ vẫn cố tìm cho mình một con đường sống riêng cho bản thân ,dù con đường đó có thể bỏ mạng làm mồi cho cá biển , nếu không thì ngồi bóc lịch ăn cơm vắt , làm việc khổ sai khi pháp luận sờ tay đến . Anh Nguyễn Duy Long con ông Nguyền Duy Sán là một thẩm phán một tỉnh ở Bắc kỳ thời kỳ phong kiến và sau hòa bình là cán bộ phụ trách giáo dục tỉnh Q. B , từ Hà Nội về Đồng Hới tìm đường vượt tuyến vào Nam , nhưng không thành bị bắt , may nhờ có ông Sán bảo lảnh không thì chịu bao điều khổ lụy bản thân .Anh Nguyễn Duy Lộc có chị Thạnh hay Kim Anh gì đó lấy nhà thơ Xuân Sanh ở Hà Nội cũng về làng tìm đường đi như anh Long ,cũng bị thất bại may mà không lộ. Ngay lớp năm tôi học trước đây có thằng bạn là Trần Công Khanh đang học yên lành tự dưng biệt tích vô âm tín ,một tháng sau đã nghe nói đài Saigon đưa tin đã vượt vô Nam  .Đúng là một mớ lòng bong không sao hiểu nổi .  Riêng tôi cũng bị anh Nguyễn Duy Long (cháu gọi dượng Công bằng chú ,đường thúc bá) đến nhà cù rủ tôi đi ,nhưng tôi không đi vì cả nhà chỉ có ba mẹ con  , anh Cư tôi đã ở trong Nam , chỉ mình tôi là con trai duy nhất đi làm sao được . Cơ bản lúc đó tôi chưa có gan và không có máu me làm những chuyện tày đình nguy hiểm đó. Những sự kiện như vậy cộng thêm những điều thua thiệt hơn người ta về quyền lợi , cả nghỉa vụ xã hội , cũng làm cho tôi không tiên lượng được số phận của minh sẽ đi về đâu hay là như con thuyền không lái , trôi giạt lênh đênh trên biển cả ,  măc cho gió dập sóng dồi chìm nghĩm giữa phong ba , giữa cơn lốc cuộc đời .       Các thầy giáo dạy tôi bây giờ không phải như thầy Long , thầy Sánh , thầy Khả …hồi xưa nữa , mà tôi có cảm giác xa lạ không cảm tình chút nào . Nhất là không ít có vài thầy dạy yếu mà còn nặng nề về thái độ chính trị , không thoáng , không gần gũi học sinh , ai cũng giữ cho mình một khoảng cách ,một cuộc sống ‘trong sáng’ cho bản thân mình .Có thầy như một nông dân thực thụ ,nói năng lời lẽ chỉ toàn hô hào khẩu hiệu đến mức nước bọt ứa đầy hai mép như miệng hổ trông mà phát khiếp . Sinh hoạt toàn trường mà khăn lông cứ vắt vai như là anh cấp dưỡng ,rồi cũng đứng lên thuyết trình ngay giữa sân trường mỗi buổi sáng chào cờ đầu tuần . Hình ảnh đó không hiểu sao bây giờ tôi vẫn nhớ không quên một chút nào . Con người ta đôi khi cũng phải buồn vì cảnh dã tràng xe cát biển đông . Hơn hai năm học tập là thế , công cán là thế , đứng đầu trước cỗng đoàn là vậy mà đâu có được kết nạp vào đoàn , cái thước đo trình độ chính trị đã không có thì làm sao chui vào được đại học này , trung cấp nọ , e chỉ là công coòng nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì  .Càng nghĩ càng buồn ,càng thấy chua chát , chán nản không sao chịu nổi. Năm nay để tập trung vào học tập , nhất là mấy bạn trong tổ phụ trách T. N. T. P. đi học các khóa trung cấp cả rồi ,nên thị đoàn cho giải thể để nhà trường cấp một tự quản lý lấy .Thành thử ngoài đi học , tham gia các công việc của trường , của lớp như lao động , tập dân quân tự vệ chẳng có gì vui và sôi nổi nữa . Những lúc rãnh tôi lại đến nhà Ngoại giải tỏa tinh thần ,vì chỉ có Ngoại là tôi có thể trao trút tâm sự được mọi nỗi buồn vui , vì Ngoại không đi học nữa có thể dễ hiểu cho tôi     
Vào một buổi chiều sau tết âm lịch , nắng yếu , trời đang còn se lạnh , hai đứa vừa ngồi nhấm nhí mấy thứ bánh kẹo ngày tết còn lại . Ngoại nói với tôi :    
-  Dũng à,  có lẽ năm nay mình nộp hồ sơ xin thi vào một trung cấp nào đó . Cậu xem nên thi ngành nào cho hợp với khả năng của mình, nhất là có việc để làm kiếm sống nuôi thân , giúp đỡ gia đình , chứ ở nhà thì chán lắm. Nghe bạn nói mà tôi mừng cho bạn .Vì không có gì hơn , là bất cứ làm việc gì mà không có trình độ chuyên môn thì sau này chỉ có đưa sức ra mà vật lộn với cuộc sống , chẳng khác gì anh nông dân suốt đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời , nhất là mình đã có trình độ cấp hai …Uống xong cốc nước tôi động viên Ngoại:    
-  Cậu đã có ý thay đổi rồi đấy, không suy nghĩ ngắn ngủi như trước đây nữa .Cậu yên tâm , cho mình suy nghĩ đã , mình sẽ có ý kiến sau – buột miệng tôi nói tiếp, không dấu lòng mình .
– Mình cũng đang chán học đây , không khéo mình cũng thi với cậu . Ngoại đưa mắt nhìn tôi ngạc nhiên :     
- Sao cậu chán ? Nếu không khó khăn kinh tế thì cậu học tiếp đi chứ . Hoàn cảnh mình khác , cậu khác kia mà . Tôi thủng thẳng trả lời :     
- Về kinh tế thì không đến nỗi ,nhưng ..mình.. nghĩ ..đằng ..nào …cũng kh..ó . Chi bằng đi trước còn hơn , để ba năm sau thì e quá muộn . Ngoại như chợt hiểu nỗi niềm kín đáo của tôi nên không nói một lời nào nữa . .
Hai đứa trầm ngâm im lặng ,một thoáng buồn hiện lên trên hai khuôn mặt của hai người . Ngoài sân nắng đã nhạt nhòa ,chuông đồng hồ trên bàn đã đổ rền ,báo cho biết đã bốn giờ chiều .Tôi giật mình :   
- Chết bốn giờ rồi cậu đi xay bột cho bác gái kẻo chiều rồi , mình cũng phải về đây .Ngoại tiễn tôi ra sân nhắc lại :     
- Nhớ nhé ,nếu như cậu thi nữa thì không có gì vui bằng . Hai đứa cùng thi một ngành thì hay biết mấy. Đêm đó tôi không sao ngủ được. Ý nghĩ thi hay không thi cứ ám ảnh trong đầu óc tôi . Cuối cùng tôi quyết định thi , thử vận may xem sao .Về học lực hoàn toàn tôi không có gì để lo ngại chỉ sợ một rủi ro nào đó mà nhân gian đã nói : ‘’ Học tài thi phận ’’ mà thôi .
Mấy ngày đầu tôi vẫn đến trường đều đặn nhưng ý thức không còn tập trung nữa . Tôi và Ngoại quyết định thi vào trung cấp ngoại ngữ Nga văn . Nếu một mình ,  thì tôi thích đi ngành điện ảnh vì đây là ngành tôi thích nhất vả lại đây là ngành mới mẽ lúc bấy giờ , dể bề xoay sở và ít người dự thi . Nhưng để cho vui bạn vui bè nên tôi cùng đi theo chí hướng của Ngoại . Mà đi trung cấp ngoại ngữ cũng hay , vì sau khi học có thể đi phiên dịch , dạy học , dịch sách . Hiện giờ Việt Nam phần lớn đang dùng sách Nga , Trung quốc  nhiều hơn kể cả văn học , chính trị xã hội , khoa học kỹ thuật . Sang ngang lỡ bước kêu ai bây giờ.
Làm hồ sơ xong là tôi lặng lẽ nghỉ học , ôn lại bài vở cho nhuần nhuyễn . Tôi về quê thăm gia đình đồng thời báo tin cho má và chị tôi biết . Mọi công chuyện coi như không có gì trở ngại , chỉ có nỗi vui mừng phấn chấn cho một viễn cảnh không xa . Ngày khoác ba lô lên đường đi Hà Nội học , hầu như ngày nào cũng hiển hiện ra trước mặt tôi , đôi khi tôi bần thần như người lãng du là đằng khácSau các kỳ thi tốt nghiệp là kỳ thi chuyển cấp và cuối cùng là các kỳ thi trung cấp chuyên nghiệp và đại học .Tôi không vào sớm để coi số báo danh , vì cho rằng hố sơ nộp đã có giấy báo nhận , cho nên chỉ cần vào sát ngày thi để nhận phòng là được .Trên  đường vào Đồng Hới ,trước khi vào nhà tôi ghé vào ty giáo dục coi số báo danh .Đứng trước bảng báo danh mà tôi bàng hoàng như lửa đốt . Tại sao Hồ Ngọc Dũng không có mà chỉ cò Hồ Ngọc Hương , ngày tháng năm sinh cho đến nơi ở quê quán không sai một chữ nào, mà chỉ có tên là không phải , Tôi run cả người , mồ hôi toát ra như tắm Làm sao bây giờ , ngày mai thi rồi ? Tôi chạy lại bưu điện đánh ra cho trường một bức điện hỏi và đề nghị cho đính chính lai hồ sơ . Đó chỉ là phương pháp thông báo cho hội đồng chấm thi của trường biết trước sự cố sai sót mà thôi , quan trọng nhất là làm sao để ngày mai vào được phòng thi cho kịp .Tôi vào ty giáo dục tìm gặp thầy Lê Hữu Đang trưỡng ty giáo dục Q.B. ,xin thầy can thiệp cho sự cố éo le này . Thầy hứa sẽ điện ra cho trường và bảo tôi :        
 - Ngày mai em cứ đến thi ,nếu như không có ai tên Hương vào thi thầy sẽ nói ban giám thị cho em .Còn mọi việc sẽ giải quyết sau .    
Tôi hơi tạm yên lòng nhưng nỗi lo lắng cứ nôn nao khó chịu . Có một điều gì đây khó hiểu ,chắc chỉ  có cố ý mới có sự nhầm lẫn vô lý này .Dũng có thể là Dung do thiếu dấu ,hoặc có thể là Dùng hay Dụng gì đó còn có thể nghe được vì sự sơ ý lúc đánh máy . Còn đây sai cả một vần ung ra ương , D ra H không thể nào có sự nhầm lẫn một cách phi lý như thế  được . Tôi nghi ngờ hay là họ đã cố ý đánh trượt tôi ngay từ đầu . Nếu thế thì còn chi nữa mà kêu cứu chỉnh lý , mà thi cử ,hoàn toàn vô ích .Còn gì nữa mà không thất vọng , thuyền đã sang ngang vừa ra đến giữa dòng mất hướng rồi . Gió đã nổi ,sóng đã to con thuyền chao đảo giữa vòng nước xoáy . Càng nghĩ càng tức cho số phận hẩm hiu của mình , vì đây không phải là lần đầu mà mình đã gặp nhiều sự oái oăm không chịu nổi .Ngày mai tôi vẫn vào phòng thi. Bài vở vẫn làm tốt .Sau giờ thi , Ngoại đến tìm tôi , tôi buồn rầu hỏi Ngoại :      
 - Cậu làm bài tốt chứ ?      
 Ngoại lý nhí trong miệng : 
- Được .      
Hai đứa chỉ có hỏi nhau vài lời ngắn gọn .Tâm trạng đồng cảm chia sẽ cho nhau chỉ có vậy , nói làm sao cho bạn được vui lòng .  Trên đường về mà lòng nặng trĩu buồn lo . Sóng bước bên nhau im lặng như hai người xa lạ  .Trước lúc trở lại quê nhà tôi nói với Ngoại :        
- Như vậy là đã có dấu hiệu mình và cậu không thể đi chung một con đường , không thể hợp lực cùng nhau trong cuộc sống như chúng mình đã hứa và đã sống mấy lâu nay . Mình sẽ không đi học trung cấp ngoại ngữ là cái chắc , mình và câu từ đây sẽ xa nhau không biết bao giờ gặp lại . Có chăng đi nữa chỉ là mấy dòng thăm hỏi sức khỏe động viên nhau qua trang giấy mà thôi .Ngoại cầm lấy tay tôi :     
 - Mình cũng buồn lắm Dũng ạ . Ai ngờ công chuyện lại xẩy ra nông nỗi này . Ngoại cũng đã từng tưởng tượng ra viễn cảnh khi hai đứa mình thi đậu ,thế mà bây giờ phải chia lìa buồn quá Dũng ơi . Biết thế cậu cứ tiếp tục học ai ngờ .Tôi nói với Ngoại một cách chua chát :
- Không , thế mà hay đấy cậu ạ .Mình cũng đã tính rồi ,đằng nào mình cũng khôngthể ngoi được khỏi mặt nước .Có học ba năm cấp ba đi chăng nữa cũng chỉ được cái bằng tốt nghiệp mà thôi . Chẳng thà hôm nay nó xẩy ra như thế để mà liệu cơm gắp mắm , khỏi mất thời gian chờ đợi vô ích .
Ngoại động viên tôi :
- Ước chi nhầm lẫn đó là sự thật .
Tôi khoát tay :
- Không có đâu ,trăm lần không có Ngoại ơi .Linh tính đã mách bảo cho minh biết mấy hôm nay rồi .Từ giả mái trường ,từ giả Đồng Hới , tạm biệt bạn bè và mọi người .Dù không học cấp ba ,không học ngoại ngữ ,nhưng mình cũng phải đi đâu đó để kiếm công ăn việc làm . Sang ngang lỡ bước mất rồi   
Tôi bắt lấy hai tay Ngoại ,ôm chầm lấy bạn một hồi lâu rồi cúi đầu bước đi . Ánh sáng điện đường nhạt nhòa trong khóe mắt . một luồng gió xoáy thổi mạnh ,bụi đường mờ mịt ,rác rưởi quấn lấy chân tôi .

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tôi - Chương18




18 – ĐÔI BẠN TRI KỶ 

Qua hai kỳ thi tốt nghiệp cấp hai và chuyển cấp tôi đã đậu một cách mĩ mãn ,xứng đáng cho những ngày nấu sử sôi kinh.Hoàn toàn yên tâm hoạch định cho một mùa hè thoải mái .Trước mắt , tôi phải về quê báo tin mừng cho ông bà nội , cho má và chị tôi biết . Sau đó cùng với các cô dượng và gia đình lo đưa hài cốt của ba tôi về quê . Mọi sự : tiểu gỗ , vải sồi vàng mả đã được má tôi chuẩn bị đầy đủ . chỉ chờ tôi về là bốc mộ. Theo các cô dượng sắp xếp , tôi và cô dượng Tạo đi bốc hài cốt .Má và chị cùng các cô dượng khác ở nhà , vào nghĩa trang chuẩn bị nơi đặt hài cốt trước khi cát táng .

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Hồi Ký Đời Học Trò Của Tôi - Chương 17




17 - NHỮNG NGÀY SỐNG LẠI TUỔI XANH
Tôi và bốn bạn rời trường một cách vội vàng về ngay Vườn dương ,nơi Thị đoàn tổ chức trại huấn luyện cán bộ chỉ huy đội T.N.T.P.Từ xa ,nơi cầu Mụ Kề đã thấy cờ đỏ sao vàng, cờ đoàn và cờ đội bay phấp phới xung quanh khu vực cắm trại. Bóng các em thiếu niên đang tụ tập dưới các gốc dương liễu cao vút , tay xách nách mang đủ thứ : Nào cọc dài ,cọc ngắn ,dây dợ ,chăn màn soong  chảo như quân đội chuẩn bị hành quân ra mặt trận .