HTML/JavaScript



NgocDungLyhoa chân thành cảm ơn các bạn ghé thăm

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

BẾN BỜ SÔNG QUÊ - P3 / C2



BẾN BỜ SÔNG QUÊ - P3
C2 - Sợi Dây Trói Buộc Hay Là Số Phận

   Sau đêm diễn ngày 2 tháng 9, xã tổ chức tổng kết liên hoan, rút kinh nghiệm. Đội kịch học sinh cũng được mời tham dự. Đây cũng là hình thức động viên thông lệ sau một đêm diễn văn nghệ của xã nhà. Cũng chính trong buổi liên hoan này mà ông đội trưỡng phụ trách văn nghệ xã, ông bí thư xã đoàn có ý đề xuất, vận động tôi vào đội với tư cách chuyên sáng tác và đạo diễn cho anh chị em trong đội. Tôi suy nghĩ giây lál đứng dậy phân trần:
      -Thực tình thì tôi không dám từ chối, vì được làm công tác văn nghệ là một vinh dự lớn đối với tôi. Nhất là được góp sức xây dựng đội văn nghệ xã nhà. Nhưng hiện giờ tôi đang đợi kết quả thi ĐH, không biết tính sao. Nhất là công việc làm ăn, giúp đỡ gia đình, nếu như tôi không đậu ĐH. Đội cho tôi một thời gian nữa xem sao rồi mới trả lời được ạ!

    Ông đội trưỡng đội văn nghệ động viên :      
    - Lúc đó anh Dũng cứ yên tâm, chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp cho anh có công ăn việc làm đảm bảo đời sống thôi mà.
    -Vâng ! Lúc đó chắc cũng nhờ xã đoàn giúp đỡ.
Tôi phân trần thêm::
    - Nh.ưng khổ nổi, biển vời tôi không hề hay biết, các nghề thủ công như thợ mộc, thợ đóng thuyền trong làng thì tôi cũng chưa từng. Thành thử rất chi là khó khăn các anh ạ.
Nghe tôi nói vậy, họ lại trấn an tôi :
       - Anh Dũng cứ yên tâm, chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp cho anh có công ăn việc làm đảm bảo đời sống. Anh cứ yên tâm đi

 Đêm hôm đó tôi không chợp mắt được. Viễn cảnh tương lai chưa biết  về đâu? Những nơi tôi đã từng sống như ở Vinh, có nhiều cơ hội để lập thân lập nghiệp. Có công việc làm ăn như dạy BTVH cho cán bộ công nhân cty ô tô số 8, làm nghề mây tre xuất khẩu, có bạn tình đang chờ đang đợi. Chỉ cần tôi mạnh mẽ một chút trong quyết định là xong. Nhưng khốn nỗi tâm trạng tôi lúc này chưa có một mảy may ham muốn đi xa, một chút tó hào danh vọng.
       Cũng không hiểu vì sao mà tâm trí tôi lúc này lại  hiện lên hình ảnh sân khấu ngày xưa nơi đình làng, khi tôi mới tròn sáu tuổi, nó như những thước phim chiếu lại trước mặt
      ….Tôi nhớ không quên, đêm hôm đó trời không mưa nhưng hơi se lạnh.  Chị Hanh cõng tôi ra sân đình xem kịch. Sân khấu bấy giờ vẫn lấy sân gạch trước cổng tam quan đình làng làm mặt bằng là chính và có nối thêm mấy lối ván đằng trước cho đủ diện tích biểu diễn. Có trồng cột trang trí bằng lá dừa hai bên cánh gà, màn nhung đỏ thắm rất chi là giống gánh hát miệt vườn Nam bộ trước đây.
   Có lẽ do làng tôi hay vô Nam ra Bắc buôn bán nên ảnh hưởng lối làm sân khấu kiểu Nam bộ nói trên hoặc là mang dáng dấp sân khấu tuồng cổ ngày xưa mà tôi đã được nghe các cụ cao niên trong làng kể lại : “…Trước đây làng mình cũng có người đứng ra tổ chức rạp hát, Diễn viên chủ yếu mời các đào nương ở các thôn như Hoàn Lão, Xóm Hát Thiền Yên về trình diễn. Nhà diễn lúc đó nằm ngay bên khu ruộng Tam Bảo chùa Vĩnh Phước Lý Hòa. Nhưng đến năm 1945 do thời thế thay đổi rạp hát cũng giải tán không còn nữa ..."
      
     Ở dưới khán giả hôm đó, không ngồi bệt như bây giờ mà dùng đòn gianh của các ghe đang mùa lên ụ tu sữa thuyền bè. Chổ ngồi được đặt từ thấp đến cao theo kiểu bậc thang cho nên ai cũng xem được, không phải chen lấn mất trật tự như bây giờ.
      Vẫn nhớ như in ánh sáng cho đêm diễn chỉ là ánh sáng từ hai cột đuốc bằng dầu đựng trong ống nứa, thỉnh thoảng dốc ngược để thấm dầu vào nùi giẻ cho ánh sáng bùng lên sáng hơn.  
    Quá lâu nên không nhớ cốt chuyện của vỡ kịch mang tên : “ Hồn thiêng đất nước “. Mà chỉ nhớ một cảnh đuổi bắt một người đen thui chạy qua sân khấu, rồi vòng ra hậu trường mấy vòng. Sau đó vị tướng quân chạy ra đứng giữa sân khấu đưa cao cho khán giả biết đã dùng gươm đâm xuyên một thây người trông như thật…Sau này đủ trí khôn tôi mới biết đó là con người bù nhìn làm bắng rơm thay cho tên giặc ....
      Sỡ dĩ mà tôi nhớ lâu như vậy vì các vai trong vỡ kịch đó có anh Cư, chú Thu, chú Nghệ, những người ruột thịt của tôi, rồi chị Đường con ông Ấm Bột, ba anh em Hồ Thanh Minh, Hồ Hoàn, Hồ Đoan bà con trong dòng tộc và một số nữa như anh Phan Thiêm, Hồ Hậu, Hồ ÁI Thanh ( Xèng ) thủ vai. Và những đêm diễn đó không những do cánh trẻ lo toan mà còn có sự hộ trợ của các bậc cha mẹ diễn viên bằng vật chất, cả công lẫn tinh thần.  
     Thế mới biết làng tôi vốn là làng có truyền thống văn hiến đời này qua đời khác. Ngoài lòng hăng say lao động, tạo ra của cải vật chất để ấm no giàu có, nhưng cũng vô cùng ham mê văn hóa nghệ thuật, để lớn lên trong tiềm thức không phải vì danh lợi cao sang, quyền cao chức trọng. Dám đem sức người, sức của để có một sân chơi đậm đà nhân văn như vậy.   
      Không hiểu vì sự đồng cảm về tinh thần văn hóa hay vì cái ren tố chất trong cơ thể sinh ra mà tôi lớn lên tôi cũng rất yêu nghệ thuật sân khấu theo cha, anh ngày trước. Hay là muốn lấy sân khấu để hiểu đời hơn, đồng cảm với những số phận con người đang sống mà tôi yêu nghệ thuật từ đó cho đến hôm nay.
      Đúng là trọn một đêm không ngủ vì bao suy nghĩ mung lung. Chọn lựa để mưu cầu cho một lợi ích thì không rồi. Nhưng nhận lời thì liệu ta có vượt nổi những bất trắc không ? “Bút sa gà chết” là điều ông cha ta thường hay nhắc nhở, nhất là việc viết lách. Các trào lưu văn học Tự Lực Văn Đoàn, Nhân Văn Giai Phẩm, các cuộc bút chiến xưa nay về Văn học, về nghệ thuật sân khấu, hoặc trên các văn đàn phê bình, tiểu luận cũng đã làm cho bao người phải lâm vào cảnh điêu đứng, lao lý của cuộc đời.
      Vẫn biết ta chỉ là dân quèn, chưa là gì trong xã hội, chỉ là văn hóa thôn quê, nôm na đàn ca xướng hát cho vui xóm vui làng. Song chốn thôn quê mới là khó thở, vì sự ganh tị : "Trâu cột ghét trâu ăn, quan võ ghét quan văn dài quần". Thiếu sự thông thoáng trong tầm nhìn xa và suy nghĩ, hoạch định trắng đen theo cảm tính. Đôi khi suy diễn cục bộ dẫn đến chết người.
    Vui thì có vui đó. Nhưng lo cũng đáng lo đáng sợ. Họa vô đơn chí, trạng nguyên ngày xưa cũng có ngày bị cởi áo lột mão về vườn đó thôi.
       Ra đi để giải thoát mọi lo toan ư ? Giá như gia đình đông anh, đông chị hoặc có em út ở nhà thì việc cởi trói cho mình quá dể. Nhưng ở đây chỉ một mẹ hai con và ông bà nội đã quá tuổi bát tuần, ngày về đất Phật đâu còn xa nữa. Ai là người thay cha để báo hiếu ông bà cho tròn đạo nghĩa. Chị đã đi lấy chồng không nhẽ ở hoài với má với em được sao ? Luật xuất giá tòng phu nào đâu cho phép. Một mai, đau ốm thất thường ai là người cận kề bên má. Lo cho má chút lữa khi gió lạnh mùa đông, quạt cho má tí gió khi trời nồng mùa hạ, hay mình mẩy bứt rứt canh trường khó chịu . Làm con trai chỉ biết cho mình được tung hoành phỉ chí thì còn gì để nói đến Công đức sinh thành.
      Chưa hết, ngay bây giờ tôi đã hơn 20 tuổi đầu, mà chưa nắm hết các phần mộ Tổ sơ, thì đến bao giờ tôi mới thực hiện được nghĩa vụ nối nghiệp cha ông, chăm lo phần mồ đống mả
      Tôi nguyện ở lại quê nhà dù có thiệt thòi mất mát tương lai, sự nghiệp bản thân hèn mọn. Nhưng lòng vẫn thanh thản vui vẻ vô cùng. Giờ ta đã khôn hơn, biết cái gì nên làm, điều gì nên tránh. Bước đi của ta không còn yếu ớt như thưở còn thơ, hoặc chập chững bước thấp bước cao như thời niên thiếu.

    Các tấm gương lối sống tốt đẹp, tinh thần say sưa trong hoạt động, của các thầy giáo tôi luôn luôn quý trọng, của anh em bà con ruột thịt, của bạn bè thân thiết , của bao nhiêu nhân vật thông qua các tác phẩm văn hoc đã quá đủ cho ta vững bước chấp nhận ở lại quê nhà với công việc có thể thầm lặng, không tên không tuổi, không văn bằng chứng chỉ….                    
      Sáng ra thầy Hồ Đình Ty hiệu trưỡng trường cấp 1 Hải Trạch cũng là người bà con trong dòng họ cho tôi hay :
       - Xã và nhà trường thống nhất đẻ chú dạy vỡ lòng và làm tổ trưỡng tổ giáo viên của xã luôn. Có thể ít hôm nữa chú sẽ đi dự lớp bồi dưỡng tổ trưởng giáo viên do ty giáo dục Q.B tổ chức ở Đồng Hới đó.
      Tôi hơi ngạc nhiên vì sự quan tâm quá thịnh tình, nhưng cũng vô cùng đột ngột của xã và nhà trường. Thoạt nghĩ : Có thể đây là một quan tâm thực sự để cho mình yên tâm hoạt động văn hóa văn nghệ của xã. Hay là một sợi dây vô hình ràng buộc chân mình ở lại xã nhà. Lòng băn khoăn vô kể không biết tính sao. Nhưng dẫu sao cũng là cơ hội cho mình thực hiện những ý nguyện của mình đặt ra mấy lâu nay. Nhất là đêm qua trong giấc ngủ chập chờn, vẫn cứ suy nghĩ làm thế nào đây để tỏ ra mình ở lại với quê nhà là đúng, là hợp lý với hoàn cảnh hiện giờ.
       Chà ! Chà ! Một học sinh cấp ba có bằng tú tài về quê gõ đầu trẻ chưa hề biết chữ gì thì quá thừa sức, chẳng khác gì con thỏ chạy thi với con rùa, hoặc giống như thời xưa, các ông đồ nho dạy “Tam thiên tự”. "Thiên là trời, Địa là đất, Bất là không…” cho trẻ con trong xóm, nhàn nhả bên hương án có mấy bút lông, ngồi xếp bàng tròn vừa rung đùi, vừa phe phẩy quạt. Thôi thì “Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư” thầy nào cũng là thầy, uy tín chỉ phụ thuộc và hơn nhau cách truyền thụ. Cho nên tôi nghĩ, có trình độ mà không yêu nghề, yêu người thì làm sao mà đưa hết trí lực thì có phỏng ích gì. Coi thường việc nhỏ thì làm sao làm được việc lớn. Trình độ sẽ không thừa, tôi khằng tin như vậy, nếu ta yêu nghề, yêu trẻ.
       Trời bỗng nhiên mát hẳn. Gió đông nam thổi mạnh báo hiệu thời tiết đã giao mùa. Xa xa ngoài biển nghe tiếng sấm rền liên tục, âm thanh như nồi cơm đang sôi sùng sục trên bếp.
  Theo kinh nghiệm của dân biển, đó là tiếng sấm biển, báo hiệu chỉ ít hôm nữa thôi là có mưa to dai dẳng. Trời sẽ mát, cây cối sẽ xanh tươi trở lại sau mấy tháng hè hạn hán. Muôn vật trên mặt đất sẽ hưởng không khí mát lành của mùa thu. Một mùa mà các nhà thơ không bao giò bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đưa vào thi ca của mình.  


         

 

10 nhận xét:

  1. Thăm anh và đọc tiếp hồi ký.
    Chúc anh luôn nhiều sức khỏe và an vui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn thi hữu ngày xưa
      Đọc trang hồi ký họa thơ chia lòng
      Hôm nay về bến bờ sông
      Quê hương bao nỗi đoạn trường nổi trôi
      Nặng lòng duyên nợ người ơi
      Xin câu chia sẻ những lời thân thương

      Xóa
  2. Những trăn trở trước bước ngoặt cuộc đời, âu cũng là số phận ND à, HĐ vẫn theo dói hồi ký này đấy, mong rằng sẽ có nhiều niềm vui hơn trước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Niềm vui vẫn đến đấy thôi
      Nhưng sao như bọt nổi trôi dật dờ
      Quê hương mù mịt bến bờ
      Lấy ai bầu bạn sẻ chia những lần
      Ước gì ngày ấy thành danh
      Hai ta không khéo lại thành duyên đôi

      Xóa
    2. Tuổi già nhìn lại ngày xưa
      Bỗng nhiên kỉ niệm cứ ùa về thôi
      Đọc trang hồi kí anh tôi
      Thêm yêu Ngọc Dũng của thời thanh tân
      Tài hoa, thấu đáo vô ngần
      Tiếc rằng trời chẳng một lần giúp cho

      Xóa
    3. Trời cho cái tuổi thanh tân
      Nhưng rồi chẳng được một lần thanh cao
      Neo thuyền đứng mũi cắm sào
      Sông quê từ ấy biết bao nhọc nhằn
      Lần trang hồi ký muộn mằn
      Chiều hôm xế bóng, sẻ phần cùng em

      Xóa
  3. Đúng là cái mốc thời gian
    Già về quá khứ say sưa
    Cho nguồn nhựa sống tràn trề hoàng hôn
    Trẻ thì sôi nổi tương lai... anh nhỉ, đọc bài của anh em cũng muốn viết về ngày xưa của em anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trẻ thì sôi nổi tương lai
      Trai tài gái sắc đua tài làm ăn
      Già thì ló xó một mình
      Ôm khư quá khứ tỏ tình cùng ai?
      Chúc em ước vọng như anh
      Chuyện xưa viết lại ân tình hơn anh ....

      Xóa
  4. đây có phải làm lúc ký ức phục hồi, như đoạn phim quay lại cuộc đời đã qua. chúc anh nhiều sức khoẻ nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuộc đời như chuyện phim dài
      Có ai có hỷ buồn vui tháng ngày
      Trời sinh chi cảnh lá lay
      Nếm đủ mọi thứ mới hay cuộc đời
      Xóa

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Hình ảnh : Copy link hình và dán trực tiếp vào comment mà không cần dùng thẻ
LƯU Ý :Định dạng đuôi ảnh hỗ trợ ['JPG','GIF','PNG','BMP']