HTML/JavaScript



NgocDungLyhoa chân thành cảm ơn các bạn ghé thăm

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

HỆ PHẢ HỒ NHỌC ĐƯỜNG

Hồ Ngọc Đường Hệ Phả ( Trích gia phả Hồ Ngọc Đường )
08:57 26 thg 2 2012Công khai6 Lượt xem0



HỆ PHẢ

HỒ NGỌC ĐƯỜNG HỆ PHẢ


Vài dòng đọc thêm khi bước vào Hồ Ngọc Đường hệ phả của chúng ta


Những đại gia đình lâu đời qua nhiều thế hệ đều không tránh khỏi những kỳ thịnh suy, đoàn tụ hay phân tán. Những sự biến thiên đó gần như thành quy luật trong quá trình phát triễn của mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Phải hiểu như vậy để chúng ta đừng bi quan, mà cần phải giữ vững ý chí, ngõ hầu vươn lên trong hoàn cảnh không gian và thời gian của mỗi chúng ta.


Để hộ trợ cho lập luận này,chúng tôi xin tóm lược vài hàng nội dung một tác phẩm nổi tiếng khắp thế giới, được dịch ra 15 thứ tiếng, do nhà văn nữ Betfe BaoLord người Mỹ gốc Hoa viết nhan đề: “ Xuân nguyệt ” (SpringMo on)


Xuyên qua triều đại nhà Mãn thanh và lịch sử Trung quốc từ thế kỷXIX đến nay một gia đình vọng tộc, quyền quý cao sang đang ở vào một thời kỳ rực rỡ cực thịnh thì bỗng nhiên những biến cố lịch sữ của đất nước Trung hoa liên tục xảy ra mà sự loạn lạc và bất ổn làm cho đại gia đình tan tác phân tán khắp mọi nơi cả trong nước lẫn nước ngoài nhiều mất mát về người và của.


Nghịch lý hơn cả là có người trong gia đình đã tham gia cuộc “Vạn lý trường chinh ”với lãnh tụ Mao - Trạch - Đông đến ngày thắng lợi, được giữ nhiều chức vụ quan trọng nhưng cuối cùng lại bị chết bỡi bàn tay của Hồng vệ binh!


Cuối cùng năm thế hệ tiếp nối còn lại từ nhiều nơi cả trong nước lẫn nước ngoài cùng hội tụ trên mảnh đất quê hương, trước mộ phần của tổ tiên . Họ đã khấn:


-Thưa tất cả Tố tiên đáng kính, cuối cùng chúng con đã về đến


(Nhà xuất bảnTrẻ. T.P.Hồ- Chí- Minh ấn hành năm 1989)


HỒ- NGỌC- ĐƯỜNG HỆ PHẢ
Nội dung : PHẦN MỘT: VIẾT VỀ GIA HỆ


PHẦN HAI : BÍ SỮ GIA HỆ


PHẦN BA : LIỆT KÊ VỀ NHÂN SỰ. ( Và một số hình ảnh minh chứng, bài bổ sung và tu chỉnh )






PHẦN I Chú thích : Tuy bản phả hệ này được tái lập dành cho các thế hệ trẻ tuổi kế tụchôm nay và mai sau, nhưng với tinh thần tôn trọng tổ tiên. Khi đề cập đến, người viết được xem như nhân chứng kể lại, đặt mình vào ngôi thứ nhất ( số nhiều-chúng tôi)


ĐIỀU I : LỜI MỞ ĐẦU


Ông Bà ta thường nói: “Chim có tổ, người có tông”.Thật vậy, phàm là người sinh ra ở trên đời bất luận nam hay nữ đều có chung một khát khao muốn biết dòng họ đã sản sinh ra mình qua nhiều thế hệ. Đó là đạo lý và cũng là niềm tự hào khi nghĩ về tổ tiên,ông bà ,cha mẹ và bà con ruột thịt nội ngoại xa gần…. Điều đó cũng khẳng định khi đứng trên bình diện khoa học mà xét trên mỗi một con người, ít nhiều đều chịu sự chi phối của định luật di truyền của nhiều sắc thể trước cả bên nội lẫn bên ngoại và từ đó hình thành sự khác biệt về hình hài, những ưu khuyết điếm mât thể chất, những khả năng để phát triễn tri thức, nhân cách, tài năng cũng như cá tính.


Vậy thì hệ phả là một gia phả mở rộng, là một tài liệu gia bảo cha truyền con nối không thể thiếu trong một gia đình, mỗi đại gia đình, mỗi gia hệ để lần lượt ghi chép và bổ sung sự phát triễn về nhân sự trong mỗi tổ hợp nêu trên qua nhiều thế hệ kế tục nhau.


Nhờ đó qua các thế hệ hậu sinh có điều kiện để tra cứu. tìm hiểu khi muốn trỡ về nguồn gốc xa hay gần tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cho phép. Và đó là cách tốt nhất, hữu hiệu nhất để giáo dục con cháu chúng ta sống tốt hơn, trung thực hơn để không phụ công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và không làm ô danh tiên tổ dòng họ.


Thật bất hạnh cho những ai không biết tổ tiên để tưởng nhớ, hay nói khác đi, không có gia phả để tìm về nguồn gốc .


ĐIỀU II : NGUỒN GỐC DÒNG HỌ HỒ


( CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN)


-------------------------


A : QUA LỜI KỂ LẠI VÀ CHỨNG KIẾN


Được sinh ra và lớn lên đến tuổi trưởng thành tại quê nhà chúng tôi được chứng kiến sự hiễn diện của tất cả thành viên thuộc thế hệ thứ ba kể từ vị sơ tổ ( ông cấp ) của chúng tôi mà từ nay chúng ta định vị là TỔ HỆ để khỏi lẫn lộn, ngoại trừ vị bào huynh của ông nội chúng tôi đã qua đời lúc chúng tôi chưa ra đời hoặc lúc chúng tôi còn quá bé. Vị này không có con trai nên phải lấy phụ thân chúng tôi lập tự ( Bác ruột ).


Trong khoảng thời gian dài từ lúc khôn lớn đến tuổi trưởng thành , mỗi lần một ít chúng tôi được nghe kể lại về dòng họ, về gia hệ. Nhũng gì tôi còn nhớ, tóm lược như sau:


Tổ tiên dòng họ Hồ chúng ta được biết gồm hai anh em trai, vì một lý do nào đó chẳng nghe đề cập đến đã rời bỏ quê hương là Cương Gián thuộc Hà - tỉnh đi lần về phía nam để tìm đất mới định cư lập nghiệp . Trong khi người em dừng chân tại Hải Trạch ( Lý- Hòa củ ) còn người anh đi xa hơn và dừng chân tại Đức- Trạch ( Quy- Đức cũ) . Cả hai xã đều thuộc huyện Bố trạch,tỉnh Quảng bình, chỉ cách nhau một cửa sông hẹp .


Trong quá trình định cư lập nghiệp và phát triễn qua nhiều thế hệ tiếp nối đã hình thành ở mỗi xã một dòng họ Hồ mà hai vị khai sáng trỡ thành tổ tộc Dòng họ Hồ ở Hải trạch càng ngày càng đông đúc đến nổi ngày nay chúng ta đã thấy phân hóa thành nhiều chi, nhánh khác nhau .


Vì Lý Hòa chúng ta chẳng có ruộng đát, có lẽ từ vị tổ tộc đến một số thế hệ tiếp nối chỉ hành nghề biển vời, truyền thống từ quê hương củ để làm kế sinh nhai .


Nhưng đến thế hệ chúng tôi , cũng như hầu hết nhân dân các dòng họ khác trong làng , ngoài nghề biển vời, người dân họ Hồ còn phát triễn nhiều ngành nghề khác như chế biến hải sản, buôn bán gần xa và cả chuyên chở buôn bán hàng hóa bằng ghe bầu đi Bắc về Nam.


Nhìn chúng hầu hết mọi gia đình trong dòng họ đều có nghề nghiệp ổn định , chơn chất về đạo đức, cần cù lao động và đáng kể nhất rất nhiệt tình về công việc dòng họ mà nhờ đó trước chiến tranh chống Mỹ chúng tôi thấy tại làng có môt nhà thờ họ Hồ rất bề thế,uy nghi ,nằm cạnh trục lộ chính vào làng nhìn xuống con sông Lý- Hòa êm ả


Đó là nơi thờ tổ tiên, nơi để hội họp bàn việc họ. Nơi hàng năm tế lễ rất trọng thể và con cháu họ Hồ dến dâng lễ vật chiêm bái rất đông .


Nhờ phát triễn thêm nhiềư ngành nghề, nhờ tư duy sáng tạo, nhiều gia đinh trong họ phát triễn kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên chưa ghi nhận một trường hợp nào người trong họ đỗ đạt làm quan như người trong họ khác ở làng ta.Có lẽ người họ Hồ không có “nền” như ông bà ta nói, hay chỉ vì người họ Hồ chỉ thích làm giàu .


B : QUÁ TRÌNH THỰC TẾ VÀ KIỂM CHỨNG


1--- TẠI ĐỊA PHƯƠNG HAI XÃ


Khi chúng tôi đến tuổi khôn lớn thấy bà con của hai dòng họ Hồ Hải Trạch và Đức Trạch, vẫn có sự quan hệ qua lại trong tình cảm mật thiết, họ hàng bác - chú - anh – em tiếp diễn từ lâu . Tuy nhiên mức độ mật thiết khác nhau tùy lúc, tùy từng gia đình. Bản thân chúng tôi, theo sự điều động của cha mẹ, thường xuyên lên xuống nhà bác nọ bác kia để mời mọc các dịp kỵ giỗ,lúc trao đổi mua bán hải sản , hoặc hợp tác làm lưới đánh cá Gần đây thôi vào năm 1983, lúc mẫu thân chúng tôi qua đời, chẳng những bà con họ Hồ Đức trạch lên chia buồn , phúng điếu rất đông mà còn cử cả một đội thanh niên đạo tì họ Hồ Đức trạch lên hộ trợ rất nhiệt tình và cảm động .


2 -- VỚI QUÊ HƯƠNG GỐC CỦA TỔ TỘC


Ở CƯƠNG GIÁN—HÀ TĨNH


Vì đường sá xa xôi và vì trước đây phương tiện giao thông rất hạn chế, sự quan hệ họ hàng giữa hai địa phương bất thường. Tuy vậy chẳng có việc gì liên quan đến họ hàng mà không biết nhờ có người dân trong làng vào ra buôn bán.


Vào thời điểm nạn đói ( 1945 ) đang hoành hành , khắp miền Bắc và miền Bắc Trung bộ, phụ thân chúng tôi đã đưa một ghe gạo ra Cương Dián,để vừa bán vừa cứu đói cho bà con ngoài đó. Trong chuyến về ông còn đem theo một số thanh niên trong Họ đang gặp khó khăn, để tạo điều kiện cho họ định cư lập nghiệp tại Hải Trạch. Nhưng vì những khó khăn khách quan trong tình hình bấy giờ, sau một thời gian khá lâu , sống dưới sự giúp đỡ của gia đình chúng tôi,họ đành quay về quê cũ.Không hiểu đến nay ai còn ai mất ?


Gần đây bà con họ Hồ Cương gián đã gữi vào đây một lá thư mà người nhận là phụ thân chúng tôi. Nhưng không hiểu vì sao, vì lý do gì lá thư này lại nằm ở U.B.N.D. xã Hải trạch. Trong thư bà con ngoài đó cho hay là đã biết phụ thân chúng tôi đã qua đời trong trường hợp nào? Và còn nhắc đến chuyện phụ thân chúng tôi chở gạo ra cứu trợ .


Chúng tôi được biết, Uỷ ban cả hai nơi nói trên đã cử người ra Cương- Gián xác minh sự việc.


Tiếp theo em chúng tôi Hồ Ngọc Dũng lại được bà con họ hàng ngoài Cương- Gián mời ra thăm hỏi để nối lại tình cảm họ hàng mà từ lâu vì chiến tranh đã làm cho gián đoạn. Em chúng tôi đã đem về một cuốn băng ghi âm lời nhắn hỏi của một số chức sắc trong họ ngoài đó.


Như vậy đã rõ, qua lời kể, qua sự chứng kiến của chúng tôi trong quá khứ, cộng thêm những sự kiện xảy ra gần đây, chúng tôi đã biệt khá rõ và chính xác về nguồn gốc vị tổ tộc của dòng họ Hồ ở Hải Trạch khi lần về quá khứ xa xưa.


Tuy nhiên , còn vài điều chưa làm sáng tỏ được đó là :


a, Chưa xác minh được thời điểm hai vị tổ tộc ở Hải- Trạch và Đức-Trạch từ Cương Gián vào đây ?


b, Chưa biết được đã có bao nhiêu thế hệ đã hình thành kể từ vị tổ tộc đến vị tổ hệ của chúng ta ?


Vì tất cá Tổ phả, Nhánh phả, Chi phả đã bị thất lạc vì biến cố chiến tranh, thậm chí nhà thờ Họ cũng chẳng còn . Nếu không, những bài vị, hoành phi, liễn đối trong nhà thờ họ chắc chắn sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều cứ liệu quý giá, làm cơ sở cho chúng ta về NGUỒN- GỐC một cách trọn vẹn.


ĐIỀU III : QUÁ TRÌNH PHÂN HÓA HÌNH THÀNH GIA HỆ


A—THỜI ĐIỂM PHÂN HÓA THÀNH GIA HỆ


Hàng năm chúng tôi thường theo Ông, Cha đi tảo mộ Họ ,mộ Nhánh , mộ Chi và mộ nhà.Chỉ nói riêng về mộ nhà, chúng ta chỉ có mộ vị tổ hệ (chúng tôi gọi tổ sơ ) là bậc lớn nhất như vậy có thể kết luận gia hệ chúng ta bắt đầu hình thành từ vị tổ hệ này. Vì vậy khi ghi chép về nhân sự trong gia hệ vị TỔ HỆ được xem là vị thứ nhất (viết tắt hệ 1).


Tuy nhiên, vì những lý do đã nêu ở điều II chúng ta chẳng có cơ sở nào để xác định việc hình thành gia hệ ở thời điểm nào. Cũng từ những mộ chí mà Ông , Cha chúng ta rồi đến lượt chúng ta bảo quản đến nay, trừ những vị nam kế tục không có con trai nối dỏi hoặc các vị nữ mà con cái của các vị này nếu có, thì đã thành “ngoại” . Gia hệ chúng ta đến nay đã phát triễn đến thế hệ thứ 7. Nếu chỉ tính mỗi hệ chỉ kéo dài vào khoảng 50 năm thì từ vị tổ hệ đến thế hệ thứ 7 ít nhất cũng đã được 200 năm . Hai thế kỷ đã trôi qua,Ôi ! Một thời gian đáng kể về sự liên tục của một gia hệ! Cũng phải nói thêm qua nhiều thế hệ tiếp nối và trãi qua bao nhiêu biến cố trọng đại lịch sử của đất nước và gia đình, hôm nay chúng ta vẫn nối tiếp dòng họ và bảo tồn nguyên vẹn các mộ phần mà chúng ta đã thừa kế từ ông cha chúng ta.


Thật đáng tự hào và phải ghi nhận ở đây công lao của nam thành viên duy nhất bám trú tại quê nhà qua các thời điếm biến cố : Hồ- Ngọc-Dũng


B-- NHỮNG NGHI VẤN CÒN BỎ NGÕ ?


NỖI DAY DỨT CÒN ĐÓ !


Mỗi khi tâm tư lần về quá khứ của gia hệ, chúng tôi thường tự hỏi trong hoàn cảnh nào đã phân hóa thành gia hệ? Và tại sao gia hệ hình thành từ vị tổ hệ đó mà sao không sớm hơn hay muộn hơn? Mộ phần của bậc sinh thành vị tổ hệ ở đâu ? Thuộc Chi nào? Nhánh nào ? Thật khó mà tìm ra lời giải đáp. Bởi lẽ những người lớn tuổi trong dòng họ chẳng còn ai, mà Tổ phả,Chi phả, Nhánh phả cũng chẳng còn. Chưa hết,mộ phần phu nhân tổ hệ ở đâu? Thậm chí mộ phần phu nhân hai vị kế thừa cũng chẳng có. Phải chăng mộ phần của các phu nhân đó nằm trong những mộ chí đã thất lạc bia mộ mà hiện nay chúng tôi ghi “ khuyết danh ” trên bia mộ sau khi cải táng.


KÍNH LẠY TỔ HỆ ! Chúng tôi chỉ viết và làm những gì chúng tôi biết, qua tra cứu mồ mả và qua sự truyền thụ quá ít ỏi của Ông Cha.


Xin Tổ Tiên thông cảm cho sự thiếu xót này !


ĐIỀU IV: TRUYỀN THỐNG CỦA GIA HỆ


VÀ PHÁT SINH SỰ PHÂN HÓA


Trong xã hội , dù có tri thức , nghề nghiệp và môi trường như nhau , nhưng mỗi người ,mỗi gia đình đều có một nếp sống và suy nghĩ riêng biệt, từ đó hình thành những nét riêng cho mỗi gia đình.


Chúng ta hãy điếm lại các vấn đề liên quan đến văn hóa , đạo đức , nghề nghiệp, sự kết đoàn, cũng như sự phân hóa đã chi phối gia hệ hình thành một truyền thống.


A–VỀ VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC :


Tìm hiểu cặn kẻ những di sán các thế hệ trước để lại cũng như những gì chúng tôi đã chứng kiến được trước đây, chúng ta đã thấy gì ?


Nghiên cứu lăng mộ xây rất bề thế của vị tổ hệ với hai câu đối bằng chữ hán trên hai trụ cổng lăng, những bia mộ còn lại, chúng tôi nhận thấy gia hệ chúng ta không có ai đỗ đạt làm quan, nhưng chứng tỏ có một nền văn hóa học vấn rất vững vàng, hay chính xác hơn coi trọng việc học vấn.


Chủng tôi thấy ông nội chúng tôi rất thông hán học . Bằng chứng ông đã biên dịch để chúng tôi chép lại bằng chữ quốc ngữ. Những văn bản , văn tự bằng chữ hán liên quan đến ruộng đất , nhà cửa .


( Những ruộng đất này do nông dân làng lân cận “lưu mãi”, một hình thức cầm cố lâu đời theo tập quán địa phương,mà người mua không lấy tiền lãi nhưng được chia sản phẩm sau khi đã đóng thuế nông nghiệp và chủ đất ruộng có quyền chuộc lại ruộng đất của họ đã “lưu- mải”. Hình thức “lưu mải” này khác với trường hợp địa chủ cho nông dân thuê ruộng để thu tô ).


Cũng thường thấy Ông nội chúng tôi “xem ngày” qua những quyển lịch và tra cứu sách thuốc, mà tất cả đều là sách chữ hán.


Với truyền thống theo đạo Phật, các thành viên trong gia hệ kể cả chúng tôi đều có chịu lễ Quy y và có pháp danh ( tên Phật đặt cho, thông qua vị hòa thượng ). Đặc biệt nhất,tại nhà của ông nội có thiết trí một bàn thờ Phật rất trang trọng , mà những ngày “sóc vọng” (Ngày rằm và mồng một âm lịch hàng tháng ) đều có thầy đến tụng kinh cầu an . Những ngày vía ( ngày sinh của các vị bồ tát ), những ngày Phật đản, là những dịp hầu hết các thành viên trong gia đình, đến chịu lễ bái , cúng dường trừ khi đau ốm hay bận bịu công việc .


Đến đời thân phụ chúng tôi, lúc bấy giờ Hán học đã suy tàn, người đã theo hoc chữ quốc ngữ. Với những khó khăn nhất định của hoàn cảnh thôn quê vào một thời điểm tân học chưa phát triển rộng rãi . Bằng chứng chính bản thân chúng tôi,tuy còn quá nhỏ, cũng phải đi xa để được tiếp tục học hành vì trường lớp ở quê nhà, cả huyện nhà rất hạn chế, chỉ có đến lớp ba. Tuy vậy, phụ thân chúng tôi có khả năng thực hiện những sổ sách ghi chép và tính toán trong việc kinh doanh cũng như đi vào chiếu sâu sách báo. Với truyền thống coi trọng viêc học vấn , phụ thân chúng tôi luôn luôn tạo điều kiện cho con cái tiến xa, càng xa càng tốt. Trên đường học vấn không có mục đích nào khác ngoài việc muốn con cái có một tri thức vững vàng để xữ thế với đời , để cải thiện cuộc sống, một điều mà bản thân ông không có điều kiện để đạt được.


Cứ nhìn vào cái cách ông chọn lựa trường lớp cho chúng tôi đến học cũng thấy được tư duy sáng suốt của ông. Thay vì để chúng tôi ra Ròn sau khi có bằng yếu - lược ( kết thúc lớp ba ) như nhũng học sinh, bạn bè của chúng tôi. Ông lại bắt tôi vào học Đồng- hới, tinh lỵ Quảng- bình, để tiếp tục học hành. Có lẽ Ông nghĩ rằng, Ròn tuy có trường lớp đến khi tốt nghiệp tiểu học như Đồng hới, nhưng cũng chỉ là một nơi thôn dã . Ông muốn chúng tôi phái hòa nhập ngay lúc còn nhỏ vào nếp sống thành thị , tiếp xúc với nền văn minh mà những nơi thôn dã như Lý- Hòa và Ròn không có.


(Kính thưa Ba ! Viết đến đây con không cầm được nước mắt vì nhờ cách suy nghĩ của Ba, mà sau này, con chẵng bở ngỡ ngại ngùng nào ,khi con phải đến Huế và Sài - gòn tiếp tục học hành cũng như tạo dựng tương lai )


Với khả năng học vấn và đạo đức như vậy, Ông nội chúng tôi được hội đồng bô lão cử làm cai làng . Một chức vị đứng đầu bô lão chuyên trách lo việc cúng tế ở Đình thờ Thánh hoàng và đương nhiên thành “chánh bái” khi tế lễ. Chúng tôi đã tận mắt thấy Ông nội chúng tôi bận “ Phẩm phục ” có người che lộng để Ông đi từ nhà ra đình làm chánh bái . Chúng tôi nói sao đây để các thế hệ nối tiếp hôm nay và mai sau hình dung được “Phẩm phục” khi mà qua một cuốn băng chiếu trên đài truyền hình Trung ương vị “chánh bái”ngày giỗ tổ Hùng vương cũng chỉ bận áo thụng xanh.Lễ phục kém xa phẩm phục về nhiều phương diện. may ra các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu được phẩm phục như thế nào khi thấy được những quan văn ăn vận như thế nào trong các phim truyện, vở hát, mà nội dung thuộc vào các triều đại vua chúa xa xưa của cả Việt- Nam lẫn Trung -quốc.


Chúng tôi cần mở dấu ngoặc đơn ở đây để tránh sự ngộ nhận quan trọng. Tuy nhiên được gọi là ông “ Cai ” nhưng khác xa với chức “ Cai tổng ” , một chức vụ trong bậc thang của hệ thống cai trị thời pháp bảo hộ ( trên chức Lý trưỡng ) của một tổ hợp nhiều làng xã.


Tiếp đến khi phụ thân chúng tôi củng được tưởng thưởng “ Cửu phẩm ” bảo hộ sau khi đóng góp tiền của trong việc tu sữa nâng cấp con đường chính vào làng do Bang tá Nguyễn Duy Cương thị xã Đồng - Hới ( người làng Lý -hòa) đứng ra khởi xướng và kêu gọi người trong làng “ hằng tâm hằng của ”. Việc này nói lên sự quan tâm của ông Nguyễn Duy Cương với quê nhà, một việc làm ngoài phạm vi trách nhiệm của ông.


Đến đây chúng tôi lại phải mở một dấu ngoặc đơn khác, tránh sự ngộ nhận. Có hai loại: “Cửu phẩm bảo hộ” và “Cửu phẩm văn giai”. Loại sau dành tưởng thưởng cho những người có công lao đống góp vào nền hành chính trị an.


B -- VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ KINH TẾ


Chúng tôi không có cứ liệu nói về nghề nghiệp và đời sống kinh tế các thế hệ trước từ vị Tổ hệ đến vị thứ hai. Nhưng đã chứng kiến những gì thuộc thế hệ thứ ba về sau.


Khi đến tuổi khôn lớn, đại gia đình mà hầu hết thành viên hệ ba và hệ bốn đều khá giả trong vị trí nông thôn như làng Lý hòa, một đại xã phát sinh nhiều quan lại đến bậc cao cấp. những khoa bảng nổi tiếng và cũng lắm nhà giàu có.


Trước tiên Ông nội chúng tôi có một cơ ngơi mà sau này tôi có dịp so sánh chẳng thua kém dinh cơ các Ông hoàng Bà chúa ở Huế. Rất rộng, gồm ba gian nhà gạch lợp ngói tây,mà người ta thường gọi loại ngói “ Hưng ký”. Một loại ngói sản xuất từ Nam định. Ngoài ra với các nhà phụ trợ khác tạo thành một khối liên hoàn để làm nơi thừa tự nơi sinh hoạt, kho chứa hàng hóa do ghe bầu mang về, nơi làm kho chứa nông sản, sân phơi lúa rất rộng lát gạch Bát tràng và tất cả được bao quanh che chắn bằng những dãy tường cao với cỗng gạch vào ra có mái che.


Những thành viên khác của hệ ba ( cùng hàng với Ông nội chúng tôi ) cũng vậy, tuy có phần hẹp hơn chút ít về mặt bằng


Tất cả đã hình thành trước khi chúng tôi ra đời.


Tiếp đến là hệ bốn. Thân sinh chúng tôi cũng như hầu hết các cô dượng đều có cơ ngơi bề thế. Nhưng kém hơn của Ông nội về mặt bằng cũng như về số lượng nhà cửa nhưng với kiến trúc mới hơn. Tất cả cơ ngơi này hình thành khi chúng tôi đã khá lớn.


Còn nghề nghiệp thì sao ? Lúc chúng tôi có trí khôn, Ông nội chúng tôi đã cao tuổi nhưng vẫn tráng kiện, còn bà tôi thường hay đau ốm . Lúc bấy giờ chưa phổ biến tân dược. Mỗi lần Bà nội ngã bệnh, Ông nội phải vào tận Huế để rước thầy đông y về xem mặt bốc thuốc và thường lưu lại cho đến lúc thuyên giảm. Về việc này cứ lặp đi lăp lại ít nhất một năm một lần cho đến năm Bà nội qua đời.


Lợi tức của Ông Bà nội phụ thuộc vào một phần do nông sản của ruộng đất “ lư u mãi ” đem lại, phần khác do kinh doanh buôn bán bằng ghe bầu mà đến lúc tuổi tuổi đã cao Ông nội giao lại cho thân phụ chúng tôi trực tiếp quản lý và khai thác.


Các thành viên khác cùng hàng với Ông nội chúng tôi thì người góa chồng kẻ góa vợ, lại chẳng có con trai nối dõi, lợi tức phần lớn do nông sản ruộng đất “lưu mãi” đem lại . Sự vững vàng về kinh tế trước đó để lại càng ngày càng kém sút , nhưng chẳng có dấu hiệu khó khăn gì cả.


Đề cập đến nghề nghiệp phải nói rõ về hệ bốn . Với độ tuổi chín chắn và nghề nghiệp rõ rệt phụ thân chúng tôi dành hết thời gian trong việc quản lý và khai thác ghe bầu đi Nam về Bắc, mỗi năm chỉ ở nhà vài ba tháng vào lúc ghe lên ụ tu sữa định kỳ hàng năm .


Mẫu thân chúng tôi vốn là ngườI năng động trong việc buôn bán . Ngoài việc thu gom sản phẩm nông nghiệp của đất ruộng “ lưu mãi ” , bán hàng hóa của phụ thân tôi mang về, người còn phát triễn việc chế biến hải sản bán lại cho người khác đem lên vùng trên.


Các thành viên khác cùng hàng với thân sinh chúng tôi, có người khai thác kinh doanh bằng ghe bầu, có người làm nghề biển vời. nhưng lợi tức chính chiếm ưu thế vẫn là buôn bán do các cô ruột tôi đảm trách. Nhưng mỗi người đều có cơ ngơi riêng tuy ở một phạm vi nhỏ hơn chúng tôi.


Có một trường hợp đặc biệt, người con gái út của Ông Bà nội kết hôn với “ cậu ấm” xuất thân trong một gia đình vọng tộc trong làng, có một trình độ học vấn khá cao. Có một cuộc sống thiên về thành thị. Vì vậy, thoạt tiên đã vào Nam sinh sống mấy năm. Nhưng thật ngạc nhiên, sau đó trỡ về quê nhà bước vào nghề kinh doanh bằng ghe bầu cho đến ngày mở đầu chiến tranh chống Pháp. Lên chiến khu theo cách mạng.


C -- SỰ PHÂN HÓA TRONG GIA HỆ


Từ lúc hình thành gia hệ, kể từ vị Tổ hệ đến thế hệ thứ tư, tất cả thành viên trong gia hệ đều bám sống ở quê hương, thậm chí chỉ kết hôn với người trong làng.


Nếu có thành viên nào đi ra khỏi làng củng chỉ vì sinh kế với thời gian ngắn ngủi chứ chưa có ai định cư hẳn một nơi nào khác. Do đó mộ phần những người đã khuất vẫn tập trung ở làng và sau đó có vì chiến tranh hay vì lý do nào khác dù đã qua đời bất cứ ở đâu, hài cốt cũng được cải táng về quê nhà.


Nhưng đến hệ thú năm đã bắt đầu một trường hợp phân hóa, kết hôn với người ngoài làng, định cư ở một nơi khác, con cái tiếp nối sinh ra cũng định cư ở nhiều nơi khác nhau. Thậm chí định cư ở nước ngoài.


Điều này cũng dễ hiểu, bỡi vì khi đã có một trình độ học vấn tương đối cao , phát triễn nhiều ngành nghề khác, từ đó phát triễn nhu cầu một địa phương khác thích hợp cho việc hành nghề, sinh sống. Cũng phải kể đến một nguyên nhân khác rất quan trọng tạo ra sự phân ly ở nhiều gia đình: Việc chia cách giới tuyến, đất nước thành hai miền ở con sông bến Hải theo hiệp định Gie- ne- ve.


Sự phân hóa này chỉ có tính cách địa lý. Vì vậy sau khi đất nước thống nhất, mối ràng buộc với quê hương vẫn chặt chẽ và chưa có một hiện tượng phân ly nào thành gia hệ khác.


Xét cho cùng sự phân hóa về mặt địa lý hay phân ly thành gia hệ là tất yếu phải xẩy ra , trong tương lai xa hay gần, bỡi vì theo quy luật tiến hóa và phát triễn xã hội. Huyết thống càng ngày càng kéo dài ra. Nhân sự càng đông đúc mà quả khứ của dòng họ đã biện minh qua sự thành một dòng họ Hồ tại Lý- Hòa phát xuất từ quê hương Cương- Gián. Sau đó chính dòng họ Hồ ta đây lại liên tục phân hoá thành Chi, Nhánh, Gia hệ như chúng ta đã biết.


Nhưng đó là chuyện tương lai……


ĐIỀU V: GIA PHẢ ĐÃ THẤT LẠC LẠC TRONG HOÀN CẢNH NÀO ?


Trong một gia hệ có nền kinh tế vững vàng, lâu dài và coi trọng việc học vấn như gia hệ của chúng ta không thể không có GIA PHẢ . Thật vậy, bản thân chúng tôi làcháu đích tôn thường phải lau dọn trang thờ tại nhà Ông nội mỗi khi giỗ tết, đã thấy một tráp nhỏ bằng gỗ sơn đỏ có ghi một hàng chữ Hán màu vàng mà Ông nội cho biết trong đó đựng GIA- PHẢ. Tráp này được đặt nơi trang trọng nhất trên trang thờ.


Thành thật mà nói, bản thân chúng tôi chưa một lần mở nắp để xem tận mắt gia phả bởi lẽ: Chúng tôi không đọc được chữ Hán, phần khác chúng tôi cảm thấy tất cả sự huyền bí thiêng liêng mỗi khi sờ tay vào vật gia bảo đó .


Thật khó mà giải thích được tại sao Ông nội chúng tôi không biên dịch gia phả để chúng tôi chép lại bằng chữ quốc ngữ để sau này con cháu vốn không học chữ Hán có thể đọc được .


Có hai lý do để chấp nhận nhất : Một là lúc bấy giờ chúng tôi còn nhỏ , mà người phụ kế gia phả là phụ thân chúng tôi. Về mặt chủ quan sức khỏe của Ông nội chúng tôi rất tốt, chưa có dấu hiệu suy yếu nào. Về mặt khách quan , chẳng có một dấu hiệu báo trước một sự biến hóa hay biến cố gì nên Ông nội chúng tôi nghĩ rằng chẳng vội vàng gì.


Hai là gia phả là di sản thiêng liêng và vốn là nhà nho học , Ông muốn gia phả phải được giũ nguyên bằng chữ Hán, chữ “Chữ Thánh hiền”, cho trang trọng .


Thời gian cứ trôi đi theo năm tháng. Từ lúc còn rất nhỏ , chúng tôi phải rời quê nhà để đi học càng ngày càng xa tùy theo trình độ học vấn, mỗi năm chỉ về nhà một hay hai lần vào những dịp nghĩ học và sau đó chúng tôi làm việc ở một tỉnh xa. Tiếp đến là những biến cố lịch sử xảy ra : Nhật đảo chính Pháp toàn dân đứng lên cướp chính quyền lập nên nhà nước Việt Nam- Dân Chủ- Cộng Hòa . Chiến tranh chống Pháp, chia cách đất nước, chiến tranh chống Mỹ và cuối cùng sơ tán đại quy mô và lâu dài. Trong mỗi giai đoạn đó, từng lúc chúng tôi cũng có trở về quê nhà . Nhưng khi bắt đầu chiến tranh chống Pháp— Mỹ thì lại ra đi cho đến sau ngày thống nhất đất nước (1975).


Tệ hại nhất và cũng là đau buồn nhất, môt biến cố khủng khiếp đã xẩy ra cho đại gia đình chúng ta. Vào năm 1956 trong cuộc C .C .R .Đ. ở miền Bắc , hầu hết thành viên trong gia hệ đều bị quy vào thành phần địa chủ . Tiếp đến là đấu tố và cuối cùng tất cả ruộng đất, nhà cửa, tài sản đều mất hết và thảm thiết nhất thân phụ chúng tôi bị xử bắn.


Sau đó nhà nước đã công khai thừa nhận có sự sai xót trong việc xét thành phần Nhà nước đã trả lại thành phần, nhưng người đã chết thì không thể sống lại được . Còn nhà cửa tài sản thì đã bị phân chia mất rồi . Do đó việc trả lại thành phần chẳng tạo một điều kiện thuận lợi nào cho những người còn sống đang hết sức cơ cực chẳng khác nào những cái cây nhổ bật khỏi đất.


Trong bối cảnh những biến cố dồn dập như vậy của lịch sữ và trong hoàn cảnh đen tối nhất của gia đình, con người còn sống sót cũng phải kiệt quệ trước bao thử thách của định mệnh, thử hói, còn tâm trí nào, khả năng nào để Ông nội chúng tôi bảo toàn một di sản hết sức quý báu nhưng cũng hết sức mong manh như GIA PHẢ ?


Thêm vào đó, nằm ngoài sự kiện trên của Ông nội chúng tôi, con lại chết trước cha, Ông nội chưa kịp trao quyền thừa kế Gia- phả lại cho phụ thân chúng tôi,còn người cháu nội trai duy nhất còn lại tại quê nhà Hồ Ngọc Dũng, còn nhỏ tuổi và cũng chịu chung số phận éo le của số mệnh.


Chúng tôi nhắc lại một thời điểm đau thương cúa đại gia đình, không vì mục đích minh oan hay oán trách bởi vì nhà nước đã công khai thừa nhận, có sự sai lầm khi tiến hành chủ trương cải cách ruộng đất, mà chỉ muốn đưa ra những sự kiện nói lên hoàn cảnh nào đã tạo ra sự thất lạc một gia bảo như gia phả,mà sự mất mát đó làm cho chúng tôi người thừa kế, phải mất rất nhiều thời gian và công sức để truy cứu nguồn gốc và tái lập bổ sung phả hệ.


ĐIỀU VI: PHẢ HỆ ĐƯỢC TÁI LẬP TRONG HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN NÀO?


Nổi day dứt có một bản HỆ PHẢ đã hình thành trong tâm trí chúng tôi từ lâu , khi lần đầu tiên trở về quê nhà sau ngày thống nhất đất nước. Vì một nơi quá xa xôi với quê nhà, với những khó khăn nhất định của cuộc sống, lo toan cho con cái đông đúc, chỉ lợi dụng những khoảng thời gian ngắn ngủi mỗi khi trở lại quê nhà để lần lượt kiểm tra lại mồ mả. Cố gắng xếp hạng lại theo lời dặn của Ông nội lúc sinh tiền mà Hồ Ngọc Dũng, em tôi còn nhớ được, ghi chép những gì mà mẫu thân chúng tôi, các cô dượng cung cấp thêm.


Trong quá trình thu gom các cứ liệu, có những sự việc tưởng như đơn giản vì thời gian chưa lâu. Nhưng vì trước đây không gi chép nên thường lẫn lộn theo trí nhớ của mình, thường phải dựa vào yếu tố khác mới xác định được, như năm sinh , năm mất của người quá cố.


Xét tuổi đời của chúng tôi, những người kế thừa, cũng đã khá cao trong khi những người lớn tuổi thuộc thế hệ trước đã lần lượt qua đời gần hết và đặc biệt,sau khi cải táng hài cốt hàng loạt để tập trung mồ mả vào“HỒ NGỌC GIA HỆ NGHĨA TRANG” thì sự đòi hỏi tái lập hệ phả trở nên bức thiết hơn bao giờ hết và cũng không thể trì hoản.


Nói tóm lại Hệ phả được tái lập:


* Trong một hoàn cảnh nhu cầu bức thiết để lại cho hậu sinh hiện tại và tương lai lâu dài.


* Với những điều kiện khăn vì thiếu chứng liệu, bia mộ không đầy đủ lại còn theo tập quán lâu đời không ghi tên thật , cũng như ngày xưa, khi đã lập gia đình , có con cái rồi, người ta thường gọi cha mẹ bằng tên con . Cho nên tuy lớp người sau như chúng tôi, tuy có thấy các vị đó lúc còn sống không biết được tên thật. thật rối rắm , đến nỗi chúng tôi buộc lòng phải ghi “ khuyết danh ” trên bia mộ sau khi cải táng. Một số mộ khi xếp hạng được không biết chắc thuộc giới tính nào.


Có vài sai lầm trong khi tiến hành việc cải táng. Chẳng hạn chúng tôi đã cải táng hai ngôi mộ giả mà không hay, cho đến khi phát hiện được sự sai lầm nhờ một người bà con bên ngoại của các vị đó, chúng tôi đã tìm ra hai ngôi mộ thật với hài cốt. Nguyên nhân do người ta đã di chuyển một ngôi mộ để lấy mặt bằng dựng nhà ngay trên ngôi mộ mà chẳng cho chúng tôi hay biết.


Một vài trường hợp khác. Vì phải mở rộng để tìm hài cốt, chúng tôi đã bắt gặp hài cốt của người khác nằm không xa hài cốt của thân nhân chúng ta,nhưng hài cốt của họ đã suy tàn vì không có người bảo quản. Chúng tôi vẫn cải táng hài cốt đó về nghĩa trang nhà, cũng chôn cất xây mộ như những người trong gia hệ và trên bia được ghi: “ Nghĩa linh ” mà tùy thuộc vào tuổi tác và giới tính của họ sẽ trở thành nghĩa ông , nghĩa bà , nghĩa phụ , nghĩa mẫu, nghĩa tử và nghĩa tôn….


Chúng ta tin rằng tổ tiên chúng ta cũng đồng tình với việc làm đầy nhân ái này.


Hiểu biết về mộ chí không hoàn toàn chính xác thì phả hệ tái lập cũng không tránh khỏi sai sót nhất là danh tính,năm sinhvà năm mất….


Nhưng cũng phải minh định một điều từ hệ ba về sau có độ chính sác cao.


Tuy nhiên dự liệu cho việc bổ sung soi rọi thêm. Chúng tôi vẫn để ngõ những chi tiết thiếu sót liên quan đến mỗi vị và hy vọng rằng chúng ta sẽ có cơ may để khắc phục dần dần những khiểm khuyết đó trong tương lai


ĐIỀU VII: HỆ THỐNG HÓA HỆ PHẢ CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ NGUYÊN TẮC


Để các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau có một tài liệu hoàn chỉnh giúp cho việc tra cứu Gia hệ rõ ràng, chúng tôi cố gắng hệ thống hóa hệ phả từ trên xuống dưới, lần lượt từng hệ và đặt ra các phương thức và nguyên tắc chặt chẻ, khoa học, hợp lý để những người kế thừa theo đó mà áp dụng khi ghi chép bổ sung.


Thực tế chúng ta có mộ phần của vị Tổ hệ, người khai lập gia hệ . Vì vậy vị Tổ hệ này xếp vào vị thứ nhất, gọi tắt là hệ 1, rồi từ hệ này tiếp nối các hệ khác : hệ 2 , hệ 3 v.v.


Việc tái lập hệ phả hôm nay và sau này ghi chép bổ sung sự phát triễn gia hệ , phải theo các phương thức và nguyên tắc sau đây:


*Mã tự trước danh tính :


Mỗi một danh tính ( tên người ) đều có một mã tự đằng trước. Mã tự


gồm hai chữ :


*Chữ đầu ghi bằng số, chỉ thế hệ của nguời đó


*Chữ thứ hai ghi bằng một chữ cái của vần quốc ngữ: chỉ thị người đó con thứ mấy của hệ trước, theo thứ tự của các chữ cái của vần quốc ngữ a, b, c….


Ví dụ:


*6a Hồ Ngọc X Có nghĩa là Hồ Ngọc X là hệ thứ 6, con của hệ 5


*7c Hồ Thị Ngọc Y có nghĩa là Hồ Thị Ngọc Y thuộc hệ 7 con thứ ba của hệ 6


b ) Giới hạn của hệ phả


Tất cả thành viên của gia hệ ( mang họ Hồ ) dù nam hay nữ và bất cứ thế hệ nào đều được ghi hai lần :


· Lần 1: Trên trang chung với cha và mẹ trong phần con cái sinh ra.


· Lần 2 : Trên trang riêng cho mình với người hôn phối ( chồng hoặc vợ ) với các con cái do mình sinh ra.


Ở lần 2 này đã hình thành “ nội hay ngoại”.


-Nếu cha là người mang họ Hồ thì con cũng mang họ Hồ: Nội


- Nếu mẹ là người mang họ Hồ thị con cũng mang họ khác : Ngoại.


Như vậy hệ phả chỉ ghi đến cháu ngoại thôi và cháu ngoại chỉ ghi được một lần. Tưởng cũng đã quá đủ vì cháu ngoại thuộc vào dòng họ khác, gia hệ khác.


Ghi chú: -- Theo phương thức trên cần lưu ý trường hợp đặc biệt sau đây: Nếu người trong gia hệ là nữ kết hôn với người cùng họ, nhưng áp dụng theo luật trực hệ được luật pháp cho phép, tuy con của người này mang họ Hồ nhưng phải được xem như các cháu ngoại khác. Vì thành viên này thuộc vào một gia hệ khác, chi nhánh khác của họ Hồ. Ví dụ cụ thể Hồ Thị Ngọc Oanh.


ĐIỀU VIII : NƠI VÀ NGƯỜI BẢO LƯU


SỰ THỪA KẾ PHẢ HỆ


a) NGƯỜI THỪA KẾ HỆ PHẢ :


Ta phải đồng ý rằng không có một nơi nào tốt hơn ngoài quê hương để bảo lưu hệ phả, vì quê hương thì không thể đổi dời, trừ phi không có một thành viên nam của gia hệ ở đó.


Chẳng những thế, hệ phả còn đồng nghĩa với mồ mả Tổ tiên , Ông Bà..


Vì vậy Hệ phả phải được bảo lưu tại quê hương là xã Hải- trạch, huyện Bố- trạch tỉnh Quảng bình .


b) NGƯỜI THỪA KẾ HỆ PHẢ : Thông thường phả hệ một vật gia bảo, phải được cha truyền con nối và dòng trưởng ( nam )thừa kế và bảo lưu, cứ như vậy từ thế hệ này đến thế hệ khác.


Nhưng trước hoàn cảnh hiện tại tuy là trưởng nhưng chúng tôi lại ở xa, con cái cũng chẳng có cơ hội nào trở về sinh sống tại quê nhà, mà nơi cư trú cũng thường thay đổi theo công việc ngành nghề và điều kiện sinh sống, không đủ điều kiện đã ghi ở (a), vì vậy, chúng tôi đã thống nhất ý kiến trao quyền thừa kế bảo lưu hệ phả cho người em trai thứ là: Hồ- Ngọc- Dũng


Sau này nếu không có gì thay đổi thì đến lượt mình, Hồ - Ngọc - Dũng lại trao quyền thừa kế lại cho con trai, dù trưởng hay thứ hội đủ điều kiện đã nêu ra trong điều VIII và cứ như vậy tiếp nối thế hệ này qua thế hệ khác ….


ĐIỀU IX : LỜI KẾT


Đến đây thiết tưởng cũng đã minh họa khá rõ nét, về sự hình một dòng họ sự phát triễn và phân hóa thành gia hệ với những đặc tính liên quan mọi phương diện qua nhiều thế hệ để tạo nên một truyền thống của một gia hệ .


Chúng tôi không tô hồng mà chỉ viết về “ người thật việc thật ” thuộc các thế hệ trước chúng tôi.


Chúng tôi đã bỏ bớt nhiều sự kiện khác, chỉ giữ lại những gì cần thiết để minh chứng mà thôi.


Vậy thì truyền thống gia hệ có những đặc điểm nào ? Theo chúng tôi đó là :


· Chịu ảnh hưởng của đạo phật và đạo khổng.


· Luôn luôn coi trọng học vấn.


· Tinh thần hòa hiếu cao cả tôn trọng đạo lý.


· Quan tâm đến công tác xã hội và việc của dòng họ.


· Cần cù lao động và có tư duy sáng tạo. Thay cho ba nén hương, chúng tôi là thành viên trong gia hệ làm cầu nối giữa các thế hệ tiền nhân với nhiều thế hệ kế tục hôm nay và mai sau . Xin trân trọng dâng bản HỆ PHẢ này, như một lễ vật lên tổ tiên để tỏ lòng ái kính hôm nay và mai sau.Bản HỆ PHẢ này như một món quà tinh thần.


Xin nguyện cầu Tổ tiên hết lòng phù hộ cho tất cả các thế hệ kế tục qua sự thừa hưởng PHƯỚC—ĐỨC để lại.


Đừng cho rằng cường điệu khi chúng tôi nói rằng:Khi ta đoc xong bản HỆ PHẢ này lòng ta bỗng nhiên chùng xuống vì những cảm xúc khó tả, ta linh cảm những vong hồn của bao thế hệ trước ta đang quanh quất đâu đây, rồi sau phút bàng hoàng đó, ta lại cảm thấy lâng lâng, dòng máu tổ tiên đang bừng bừng trôi chảy không ngơi nghỉ trong huyết quản của chúng ta. Làm cho ta cảm thấy yêu thích cuộc sống hơn, tăng thêm ý chí để vượt qua những khó khăn và nghịch cánh của cuộc đời.


Chúng tôi xin nhắc lại một điều sau đây :


Trong lịch sữ nhân loại, từ lúc bán khai cho đến lúc cận đại, chư có một tôn giáo nào chưa có một học thuyết nào không quên khuyên con người phải hết lòng tôn trọng Cha Mẹ, thờ phụng Tổ tiên ( tuy phương thức khác nhau về tập quán ).


Không lúc nào bằng lúc này, chúng ta hãy nhìn lại bản thân mình, chúng ta đã làm gì để báo ân các bậc sinh thành vàTổ tiên,đã làm gì để lại cho thế hệ nối tiếp chúng ta, cũng như chúng ta đang thừa hưởng những gì các thế hệ trước đã để lại.


Để chấm dứt, xin ghi lại đây hai câu đối của chúng tôi đã ghi trên “HỒ NGỌC GIA HỆ NGHĨA TRANG”.Với dụng ý ghi ơn công đức của tiền nhân và nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hôm nay và mãi mãi về sau .


PHƯỚC BỔN TRUYỀN LƯU


ĐỨC CĂN SINH PHÁT


Hạ tuần tháng 4 năm Nhâm Thân – 1992


Trân trọng


HỒ- NGỌC- CƯ


HỒ- NGOC -DŨNG


GHI CHÚ: Sao chép lại ngày 1-5 năm Mậu- Tý 2008 ( chép tay)


In ấn ,lưu trữ ngày 1-10 năm Tân- Mão 2011






BÍ SỮ GIA HỆ


I- CAO TỔ VÀ MỘ CHÍ


Cao tổ HỒ- Ngọc- Giai( tức Lãnh Gỉa—Tổ hệ) sinh khoảng năm 1822 mất khoảng năm 1870- 1874.


Lần theo câu chuyện kể lại ( Bác Hồ Đá và thầy giáo Hoàng Duy Truyền kể ) . Nhất là qua nội dung các câu đối đề tại phần mộ của Cao tổ,chúng ta là hậu duệ đời thứ 5, thứ 6 của cố càng thấy được phần nào cuộc đời , tư cách , nhân sinh , tính khẳng khái của cao tổ chúng ta trong những năm tháng xa xưa đó . Dẫu rằng đây là một câu chuyện buồn trong muôn vàn chuyện thế nhân khác .


Song, mấy ai được truyền tụng và được lưu giữ bằng một công trình vật thể như vậy, ngoại trừ các danh nhân lịch sữ, văn hóa, quyền quý quốc gia . Với các chức sắc trong làng ; Dòng họ Nguyễn Duy, quan lại năm đời khoa bảng, Ông Nghè, Cậu Ấm, họ cũng chẳng được lưu lại một vật thể tâm linh đàng hoàng như cao tổ của chúng ta.


Chính vật thể tâm linh (mộ chí ) tồn tại lâu dài, mà cứ mỗi kỳ chạp mả, các cụ cao niên đi qua truyền tụng câu chuyện, và lý giải nguyên nhân hình thành mộ chí của Cao tổ .


Chuện kể rằng : Cao tổ của chúng ta sinh thời lúc còn trẻ , làm nghề vận tải đường biển . Cao tổ đã giúp triều đình phụ trách một đội thuyền chuyển lương thực , vũ khí , được triều đình phong cấp đội trưởng đội vận lương ( chức quan lảnh ) . Đó là một chức quan nhỏ, nhận ít bỗng lộc của nhà nước. Khi trỡ về quê hương sinh sống , ông được dân làng tín nhiệm cử làm “ Cai xã ”. Thời bấy giờ , có một số thanh niên có học , có ít kiến thức học vấn, khiểu quấy quá như thế nào , trong hội đồng làng xã , mà Cao tổ chúng tôi đã tuyên bố:


--Tú tài bất dự hương sự !


( Nghĩa là các bậc tri thức , không đượ dự vào công việc làng xã ) Theo các cụ lúc bấy giờ nói: Chỉ có ông Lảnh Giả mới có gan nói câu đó


Rõ ràng Cao tổ của chúng ta là một người thẳng thắn , cức tính , dám lên tiếng phê phán thái độ tự cao, tự đại ngông nghênh của một số giới trí thức thời bấy giờ .


Cũng chính vì câu nói đó, khiến cho các vị tú tài vô cùng tức giận, chờ ngày trã hận.


Nhân một năm thiên tai bão lụt, nạn đói xẩy ra khắp nơi. Nạn trộm cắp xẩy ra hàng đêm trong làng xã do dân nghèo thôn Thuận Phú( Phú trạch ), Bồ khê ( Thanh khê )


Thực hiện ở làng ta không thành, bị bắt đem ra xét hỏi. Số tú tài trên đã cấu nối xúi dục kẻ ăn trộm khai với quan trên: --Do ông lãnh Giả xúi dục.


Thế là Cao tổ của chúng ta bị bắt, di lý vào vào đề lao Đồng hới. Cao tổ của chúng ta vô cùng uất ức, không hiểu vì sao nỗi oan không ai gỡ được, hay vì một lý do nào khác mà Cao tố của chúng ta đã uống thuốc độc tự vẫn. Thi hài cũng không được đưa về chôn cất.


Năm năm sau, có quan án sát Nguyễn Trung Thầm đưa vụ án ra tra cứu, Cao tổ chúng ta đã được minh oan. Ít năm sau nữa, hài cốt của Cao tổ được cải táng đưa về quê yên nghĩ


Một đấu hỏi được đặt ra? Nguyên cơ nào mà quan án sát Nguyễn- Trung- Thầm đưa vụ án ra xét lại ? để trả lời câu hỏi này phải có hai khả năng . Một là do gia đình kêu oan, mà kêu oan cũng phải có chổ dựa. Hai là do bà Hồ Thị Lịch ( con chú trong nhánh một, chi một, họ Hồ Lý hòa) là vợ ông Nguyễn- Duy- Miễn , một quan chức triều đình, một khoa bảng trong làng , có thể sự dây mơ rễ má đó đã khiến cho quan án sát Nguyễn Trung Thầm quan tâm tra cứu kịp thời . Đây là một thuận lợi cho vụ án sóm được minh oan và không thể bỏ qua theo kiểu người chết là hết . Dẫu sao Cao tổ của chúng ta cũng chỉ là một lãnh dân mà thôi.


Lại nói về các câu đối được khắc trong khuôn viên mộ chí của Cao tổ. Rõ ràng vị thế và trách nhiệm tạo lập mộ chí đã được ghi rõ : “ Thượng xuất mộ chí ”. ( nghĩa là : lệnh trên bắt xây mộ ). Đây là sự thể hiện trã lại nhân phẩm cho một con người, do xiệc sử lý thiếu sáng suốt của bề trên, của cán cân công lý


Trãi qua trên dưới 130 năm, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp – Mỹ, cộng với sự phá phách của một số cư dân vô ý thức ( họ đã đập lấy bia đá về làm đá trĩa dạo đánh cá ngoài biển ). Đến hôm nay mộ, tường


cổng vẫn còn nguyên vẹn, sắc màu còn rõ ràng chưa phai nhạt. Có thể nói đây là ngôi mộ cổ nhất, có một không hai trong nghĩa địa xã nhà. Đã tồn tại song song với cổng tam quan đình làng suốt gần hai thế kỷ.


Sở dĩ khuôn viên được tồn tại lâu dài như vậy là do vật liệu xây cất quá đặc biệt theo cách của người xưa. Vôi vửa , keo cây tơ hồng, giấy bản được đâm quết thâu đêm suốt sáng. Chỉ có các công trình quốc gia thời bấy giờ, đình chùa lớn có gía trị lịch sử lâu dài mới dùng thứ vôi vữa này. Ngày xưa, để có thứ vôi vữa này, phải có sự huy động nhân công, thợ thầy đặc biệt. Theo các cụ cao niên kể lại, Tam quan đình làng được xây cất từ nguyên liệu đó. Để có nguyên liệu vôi vữa trên , làng phải huy động thanh niên trai tráng thay nhau đâm quết, hò hát thâu đêm suốt sáng.


Câu đối : “Trung tàng long hổ”nói lên vị trí được chôn cất đã quan tâm đúng mức, đươc thầy địa lý xem hướng và thế đất. Đây là huyệt mộ được đặt trong thế “ long chầu hổ phục” . phải chăng mộ chí được tồn tại đến ngày hôm nay là nhờ âm phần huyệt mộ linh thiêng…


Ngoai ra , các câu đối hai bên cổng, qua nội dung ta thấy ( sẽ nói rõ phần II ) nhắc nhở các thế hệ sau phải luôn luôn bồi trúc để cho ngôi mộ được vững chải cao to theo năm tháng .


Ôi! Cao tổ của chúng ta! Mộ chí của Cao tổ chúng ta rõ là một thiên bí sữ của gia hệ Hồ Ngọc Đường. Một gia hệ theo gia phả đã giới thiệu , rõ ràng nhân sinh tại thế, muôn chuyện thế nhân mà thôi .


Môt điều đáng tự hào, tự hào riêng ta, là ngàn đời về sau không có một di tích tâm linh mồ mả như của chúng ta trong làng xã vào thời kỳ xa xưa đó .


Cũng xin nói thêm với các thế hệ con cháu kế tiếp, không được di dời, hủy bỏ mộ chí. Câu đối : “Bách thế vĩnh vô thiên” nghĩa là : trăm năm không được di dời, đã nói lên điều đó, nhắc nhở chúng ta đấy thôi .


Viết xong những dòng bí sữ của Cao tổ, giới thiệu tầm cỡ mộ chí của Cao tổ lòng tôi có chùng xuống đi song tâm trạng tự tin lạ thường. Có thể nói sự tồn vinh của mộ chí là sự tồn vinh của gia hệ. Tôi cảm thấy vui sướng và tự hào bởi đã đống góp được ít nhiều trong việc bổ sung Gia phả HồNgọc Đường, để lại cho con cháu về sau.


Nguyện cầu vong linh Cao tổ thấu hiểu, tiếp tục phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, an khang hạnh phúc .


Mậu Tý tháng 4 ngày 9


13-6-2008 Hậu duệ thứ 5


Hồ Ngọc Dũng


GIẢI NGHĨA CÁC CÂU ĐỐI


KHUÔN VIÊN MỘ CHÍ CAO TỔ


1) TẠI bình phong


*Hai chữ đại tự : ……………...


Phiên âm : NHƯ TẠI


Dịch nghĩa : Sự sống như sự tử-Sự vong như sự tồn(quy luật tạo hóa)






*Câu đối vế phải : ………………………………………….


Phiên âm : VẠN ĐẠI ĐƯƠNG NHƯ KIẾN


Dịch mghĩa : Vạn đời đang còn thấy






*Câu đối vế trái : ………………………………………….


Phiên âm : BÁCH THế VĨNH VÔ THIÊN


Dịch nghĩa : Trăm đời không di dời






2) TẠI CỔNG MỘ CHÍ


*Ba chữ ở giữa : …………………….


Phiên âm : VĨNH KỲ NINH


Dịch nghĩa : Mãi mãi an bình






*Câu đốí vế phải : ………………………………..


Phiên âm : BỒI TRÚC CĂN MỘ HẬU


Dịch nghĩa : Bồi xây gốc mộ về sau






*Câu đối vế trái : …………………………………………


Phiên âm : THAI NGA TUẾ NGUYỆT TRƯỜNG


Dịch nghĩa : Cao lớn như núi Nga theo năm tháng






3) HAI BÊN TƯỜNG GỐC CỔNG


*Câu đối vế phải : ………………………………






Phiên âm : TRUNG TÀNG LONG HỔ


Dịch nghĩa : Dấu giữa thế long chầu hổ phục





* Câu đối vế trái : ……………………………….


Phiên âm : THƯỢNG XUẤT MỘ CHÍ


Dịch nghĩa : Trên xuất lệnh xây mộ chí

















































2 nhận xét:

  1. trời đất,đúng là một cuốn sách để đời cho con cháu.Nếu ko con cháu làm sao biết được dòng họ mình lập nghiệp ở đâu và sinh sống như thế nào.
    Khâm phục người viết sách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐỂ MỚI BIẾT ANH KO NÓI LÁO
      Anh cũng cam đoan rằng ko ai viết phr hệ nhu anh gống như lịc sữ quốc gia vây vừa biết cách viết vừa có tư liệu đầy đủ còn như người khác thì thiếu trước hụt sau vì tâm hồn trân trọng điều đó ko có ngay từ đầ còn anh một ko trích lủy cái thấy thì đã thấy cái ko biết thì kịp thời khai thác cá vị bà con và cả lân cân cao tuổi Ngau câu chuyệ bí sữ tổ sơ cả mộ chí giống như câu chuện oan khuất và mộ chí đó chỉ còn lại lâu nhất 130 năm với kiền trúc nguyên sơ quý kắm nếu anh di chuyển về nghĩa trang gia đình thì có khu đất bán cả trăm triệu nhưng cha con anh không vì trề bình phông có câu đối vạn nưam ko di dời nằm thế long chầu hổ phục .rồi sự kiện đảng bộ làng Cương gián hà tỉnh gữi vào lý hòa để hỏi tin tức ba anh để ghi vào lịch sữ đảng bộ họ mới biết việc ông già làm vì dân vì nước nhưng than ôi ông đã đi xa rồi chỉ ba nưam anh ko đi HT vì bệnh chứ từ khi có liên lạc hàng năm được mời ra tảo mộ vợ chônhf anh đều có mựt chỉ tiếc em ko xem được anh chứ ảnh vợ chồng anh được treo tại nhà thờ Cương gián em ạ và cả diễn ca lý hòa .....đã được đăng tải trên trang wet của hai xã

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Hình ảnh : Copy link hình và dán trực tiếp vào comment mà không cần dùng thẻ
LƯU Ý :Định dạng đuôi ảnh hỗ trợ ['JPG','GIF','PNG','BMP']