HTML/JavaScript



NgocDungLyhoa chân thành cảm ơn các bạn ghé thăm

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

HỒI KÝ :CHƯƠNG I BÊN BỜ SÔNG QUÊ

HỒI KÝ : DẤU XƯA


19:24 17 thg 9 2012Công khai75 Lượt xem6


















CHƯƠNG I : DẤU XƯA


HỒI KÝ



Thế là tôi đã về đến quê nhà. Bước xuống xe lòng nao nao khó tả. Một cảm giác bồn chồn chạy qua thân thể, tâm hồn rung động nhưng cũng không kém phần ngạc nhiên bỡ ngỡ. Cũng ngã ba này, cũng khuôn viên chợ nằm ven sông có chiếc cầu đúc bắc qua trên trục đường quốc lộ 1A. Cũng hòn Đồng Bơi sừng sững bên đường còn nguyên vẹn công sự của địch thời kỳ chống thực dân Pháp mà giờ đây thay đổi lạ lùng .


Chạy dọc ven đường dưới chân đồi, nhà cửa mọc san sát. Ngoài cơ quan thuế vụ nhà nước, có quán bán hàng nước, hàng ăn, quán sửa chữa xe đạp. Đối diện với thuế vụ bên kia đường là dãy nhà bốn gian, biển hiệu màu xanh nổi bật hàng chữ vàng trông rất đẹp mắt: H.T.X. MAY THÀNH MỸ HẢI TRẠCH. Sát cạnh đường vào làng bên trái, một ngôi nhà ở của ai đó xây kiểu tứ giác bề thế khang trang, có hàng hiên bao quanh, có vườn tược sum xuê bóng mát như một dinh cơ thời thượng.





Ảnh minh họa


Đối diện với khu nhà nói trên bên kia đường, là khuôn viên chợ Lý Hòa. Ngoài hai, ba dãy quán lụp xụp mái lợp bằng tranh cói, vốn dĩ xưa nay theo lối chợ quê, có mọc thêm cửa hàng mua bán của huyện, mái ngói năm gian đỏ tươi, có hàng rào nứa bao quanh kín đáo. Chỉ đưa mắt nhìn qua cũng đủ biết cửa hàng này phục vụ đa ngành, đa hệ. Vì ngoài sân la liệt hàng nông lâm thổ sản: Mây tre đan lát, đồ gốm chum vại, tiểu sành đủ cở, huống gì ở trong nhà chắc từ cái kim, cuộn chỉ, vải sồi giấy má, thuốc men e không thiếu một cái gì.


Tôi lửng thửng bước đi trên đường làng về nhà. Gió thổi từ ngoài sông phả vào mặt mát rượi. Hương vị của nước mặn pha lẫn mùi rêu từ mấy đám bần bát trồng dọc bờ sông bốc lên, làm cho tôi hứng khởi, thấy ấm áp trong lòng. Tưởng như mình đang sống lại những ngày còn nhỏ, nằm trên tấm ván bơi sang bên kia cồn giữa sông, mà mò cuabắt ốc hay đập hàu tay chân lấm lết bùn đen hôi hám. Những lần vui chơi đó tuy không được nhiều lắm, nhưng vô cùng ấn tượng làm cho tôi nhớ mãi không quên.


Hai năm gia đình bị bao vây quản thúc, bao sự việc oan nghiệt xẩy ra cũng là hai năm tôi như bị cô lập, bạn bè xa lánh. Tiếp đó, sáu năm liên tục xa nhà đi học, thành thử tuổi thơ của tôi cũng trôi qua lúc nào không biết.


Cách nhà chỉ độ năm sáu chục mét, nơi khoảng rộng trước nhà ông thầy Phù - bố chồng của chị tôi - đã thấy Má tôi đang còn soạn sửa gì đó ngoài hiên. Tôi vội bước nhanh về nhà, đứng ngoài đường gọi to :


- Má ! Má bán trái cây cho trẻ con à ?


Má tôi nghe gọi, buông mấy quả hồng leo đỏ choét vào rổ, nheo mắt nhìn tôi một lúc, rồi mới thốt lên :


- Dũng à, về rồi con ?


- Dạ !


Tôi mới kịp trã lời như vậy thì Má tôi đã quay vào nhà gọi lớn:


- Li-a ơi ! Cậu Dũng cháu về đây này .


Valia vừa dạ vừa chạy ra ôm chầm lấy tôi. Tôi cũng vội ôm cháu vào lòng, hôn đánh chụt vào hai má bầu bỉnh của cháu, rồi đến bên chổ bày hàng hỏi Má :


- Thế Má không đi chợ Hoàn Lão nữa à ?



- Không, hàng hóa bửa ni ế lắm. Thôi vào nhà nghĩ ngơi tắm rữa để ăn cơm, mạ Li-a cũng sắp về rồi đó.


Vào nhà, tôi đặt cháu xuống giường vỗ về âu yếm :





- Nào cháu ngồi xuống đây cậu lấy quà cho cháu nhé !


Mở túi ba lô tôi lôi ra một gói nhỏ đưa cho cháu :


- Đây, quà của cháu đây. Cháu xem có thích không ? Hay là cậu mở cho cháu nhé ! Cậu không mua kẹo bánh, mà chỉ mua cho cháu gái của cậu một bộ pan su lây để bận mùa hè cho mát. Đứng dậy cậu ướm có vừa không nào?


Đang ướm thử áo thì thấy chị tôi đi làm về, Valia reo lên :


- Mạ ơi ! Cậu Dũng mua cho con cái áo đẹp lắm .


Chị tôi bước vào mừng rỡ :


- Em về nghĩ hè rồi đấy à ? Áo đẹp không con ? Chị làm nghề thợ may em mua làm gì cho tốn tiền ?


Tôi thanh minh :


- Biết vậy nhưng đáng bao nhiêu đâu. Thấy cửa hàng bày bán, em thấy đẹp mua cho cháu đấy mà. Đấy chị xem cháu bận rất đẹp mà lại mát nữa. Có thích không cháu ?


- Dạ th.. ích..thích !


Cháu ngoan ngoãn trã lời rồi ngồi lọt vào lòng tôi không rời một bước.


Cơm nước xong, ba má con vừa uống nước, vừa nói chuyện. Thôi thì chuyện làng chuyện xóm, chuyện làm ăn hết cả buổi trưa không sao dứt được và cũng qua những câu chuyện đó, kết hợp những gì tôi thấy ở đầu làng, ngoài chợ khi mới xuống xe, làm cho tôi vừa vui vui, vừa băn khoăn trong lòng, không biết lý giải từ đâu.


Mừng cho quê hương làng xóm làm ăn tập đoàn, tập thể, no đói có nhau không phải lo đói, lo hụt bữa khi ‘biển động mùa đông, nước troong mùa hạ’ như thời trước nữa.


Má tôi bây giờ không buôn bán mà về làm kẹo bột, bán trái cây cho trẻ con trong làng. Thôi thì nào cam quýt, mía mung, chuối ổi, hồng leo,hạt dẻ, không thiếu một thứ gì, mùa nào thức ấy. Do dân tình kinh tế bấy giờ còn nghèo nàn khó khăn, quà cho trẻ con chỉ là cây nhà lá vườn, trái rừng quả núi vì thế mà bán mua cũng đắt ra phết.




Má tôi vốn xưa nay hay lam hay làm, cho nên không chỉ bán tại nhà, mà những đêm có phim quốc doanh về chiếu là má tôi gồng gánh ra bán tại bãi chiếu xi -nê . Những đêm như vậy, chị tôi bồng Valia đi xem cũng phải đến phụ bán với má không thì trẻ con chen nhau, hỗn lắm.


Ngay lúc mới nghĩ buôn, Má tôi đã đi theo một số dân làng lên khai hoang bứt chàm nhập cho H.T.X nấu dầu, ra khe Đồng Môn đập đá dăm, bán cho đơn vị giao thông làm đường. Thay vì chị tôi vào H.T.X may không ai trông cháu Valia nên má tôi mới chịu ở nhà, vừa bán hàng vừa coi nhà, trông cháu.


Tối đó trước khi đi ngủ, tôi nói với chị :


- Sớm mai em đi thăm mộ Ba chị ạ !


- Phải đó. Từ khi vào H.T. đến giờ, do theo công, theo điểm chị không đi thăm mộ Ba được . Nay có em chị đi luôn thể .


- Chị ạ! Lúc chiều em lên thăm Ông Bà nội thấy nhà mình, nhà Ông nội


họ bán đi đâu cả mà không thấy nữa. Trên nền nhà Ông họ đã xây nhà dạy lớp vở lòng chỉ nhỉ . Dấu xưa chỉ còn lại mấy mô cổng hai nhà không mái che, không cánh cửa, trông mà sơ sác thảm hại.
-Thôi nhắc làm chi nữa em. Mà họ bán cũng phải thôi. Có làm ra mới xót xa tiếc
nuối. Vả lại, làm sao mà hai ba gia đình ở chung trong một nhà được. Bà con, ruôt thịt cũng không được nửa là kẻ xa, người lạ. Nhà cao cửa rộng mà không có ăn thì cũng bán đi là phải . Thôi ngủ đi em, mai còn dậy đi thăm mộ sớm.


Nghe nói đi thăm mộ Valia nhanh nhẩu :





- Mai cho con đi với cậu Dũng nghe má !


- Ờ, hai má con cùng đi với cậu, bây giờ con hãy vào ngủ với mệ đi đã.


Tôi vội nói:


- Hay là Valia lên ngủ với cậu nhỉ ?


- Em ngủ đi, cháu nó ngủ với mệ.


Sáu năm xa quê không biết bao nhiêu lần về rồi lại ra đi, mang trong lòng sự nhớ nhung lưu luyến. Thương mẹ, nhớ chị vất vả tần tảo sớm hôm. Chắt bóp kiệm cần lo cho con trai ăn học nên người, lo cho con gái nên đôi nên đủa.


Tôi nhớ không quên cách đây ba năm, vào một dịp tết xuân về, tôi ngồi thui thủi một mình trông coi nhà cửa. Thay vì sau lễ vu quy Má và Ông Bà nội, cùng bà con cô bác, dẫn chị tôi sang bên nhà trai làm lễ thành hôn theo phong tục tổ chức đời sống mới. Một lễ cưới chỉ có kẹo bánh, thuốc nước trầu cau khách khứa trẽ già trai gái ngồi chung chẳng ra thứ bậc gì cả.


Sau lời tuyên bố lý do hôn lễ của vị chủ trì là cha mẹ hai bên phát biểu, đôi tân hôn phát biểu. Tiếp đó là đại diện chính quyền phát biểu khẳng định đôi tân hôn chính thức là vợ chồng theo luật hôn nhân quy định. Sau cùng bà con, bạn bè phát biểu chúc tụng hoặc trình bày một tiết mục văn nghệ góp phần vui vẻ. Có một khẩu hiệu treo giữa hôn trường: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ mới” mà ai cũng lấy đó thêm vào nội dung phát biểu của mình thêm phần ý nghĩa. Kể cả cô dâu chú rễ cũng hứa trước hôn trường như vậy.


Nghĩ mà buồn mọi lẽ cho số phận của chị tôi.


Sinh thời con gái duy nhất của một gia đình giàu có nề nếp gia phong, như ngày xưa chuyện trăm năm cho con cái đàng hoàng trọng thể không chê vào đâu được. Cô dâu áo lĩnh quần the. Chàng rễ áo dài khănđóng. Lễ đón dâu đến mấy chục người, pháo hồng nổ ran tràn sân đầy ngõ. Chưa kể cỗ bàn linh đình, sính lễ năm bảy người bưng, cùng với lọng tàn kéo dài một đỗi đường trang nghiêm trọng thể.








Ảnh mimh họa




Nhưng bây giờ, hoàn cảnh xã hội thay đổi thì mình cũng phải đổi theo. Chỉ buồn một lẽ giá như Ba tôi còn sống thì trọn vẹn biết nhường nào. Đằng này một mình má tôi nuôi con khôn lớn, lại một mình dắt con lập nghiệp lập thân. Cũng may thay anh Phước (anh rễ) là cán bộ làm ngành trắc đac bản đồ, nay Nà Sản mai Hà Cối, Quảng Ninh, Tây Bắc năm này qua năm khác ít khi về nhà nên được phép tá túc tại ngoại cậy nhờ nhà gái, nên chưa có cảnh mẹ con phải phân ly, chị em cách biệt như cảnh “Lỡ bước sang ngang” nhà thơ Nguyễn Bính đã viết.


Ấy thế mà hôm đưa chị qua nhà trai làm lễ thành hôn, không biết vì sao hai mắt tôi dầm dề lệ ứa, khóc chẳng nên lời. Thì ra tôi là một thằng yếu đuối, không cầm lòng được, như là con gái.


Sáng sớm hôm sau hai chị em và cháu Valia cùng đi thăm mộ. Khi đi qua chùa Vĩnh Phước thấy cảnh chùa tự nhiên chật hẹp. Vẫn khuôn viên củ, có cây bàng cổ thụ hai người ôm không xuể, sum suê cành lá. Vẫn ngôi chùa Tổ bề thế, có chùa Thánh kế bên mà sao vẻ tỉnh mịch thâm nghiêm biến đi đâu mất, mà thay vào đó một ngôi nhà xưởng gì đó choán hết giữa sân, người đi kẻ lại tự nhiên cười nói đùa nghich ra chừng thiếu sự trang nghiêm kính cẩn, tôi liền hỏi chị :


- Chị ơi! Nhà gì giữa sân chùa, mà toàn là phụ nữ con gái làm gì ở trong ấy thế chị ?


Chỉ tôi trã lời :


- Nhà xưởng dệt lưới của H.T.X.Minh Khai đó em ạ .


Tôi thốt lên :


- Trời ơi! Sao họ làm ở đây. Chổ này là nơi tín ngưỡng tâm linh kia mà!


- Chị không biết nữa. Bây giờ có ai đi chùa lễ Phật nữa đâu. Kệ họ, ta vào mộ đi em! Li-a, mẹ bồng khéo dẫm phải gai mận đó.


Tôi nghe chị, vội đưa tay bồng lấy cháu :


- Để em cõng cháu, ta đi đi chị.


Hai chị em đi một mạch lên mộ, trong lòng không sao hiểu nổi sự chuyện vừa rồi, liền trút nỗi thắc mắc với chị:


- Chị biết không ? Chùa Sư Nữ ngoài Vinh nhỏ hơn chùa làng mình nhiều, nhưng người ta tu bổ cúng dường trang nghiêm nề nếp lắm . Vào đó thanh tịnh vô cùng. Tuy có hòn non bộ sơn thủy cây cối mà không hề thả cá vì trái đạo phóng sinh. Sư nữ trụ trì đi lại rất nhẹ nhàng khuôn phép, khách vãng lai không dám nói to, chỉ lấy mắt quan sát cảnh chùa, im lặng chăm chú nghe Sư Bà thuyết giảng. Có đâu như làng mình coi chùa chiền không ra gì cả, muốn làm gì thì làm. Tại sao sư trụ trì thầy Khiên cho họ làm thế nhỉ ?








Cổng chùa Vĩnh Phước Lý Hòa




Chi tôi cắt lời :


- Chẳng riêng chi ở Vinh. Hồi chị học may ở Hà Nội nơi chùa Minh Nam ở Ô Chợ Dừa đó, họ coi chùa là nơi thánh thiện, trang nghiêm kính cẩn. Sư chùa ngoài việc tối tối hương khói chăm lo kinh kệ, họ còn lo làm hoa, làm hương bán cho thâp phương bá tánh, để có tiền tu bổ chùa chiền, sinh hoạt hàng ngày, giúp đỡ kẻ sa cơ lỡ vận. Bận như rứa mà sân chùa không bao giờ có lấy một lá khô, một mụn rác. Bếp núc sạch sẽ, gọn gàng không chê vào đâu được.


Hai chị em vừa đi vừa nói chuyện thì đến nơi phấn mộ. Đó là một đồi đất cao, cát trắng sạch sẽ không có một đám mận gai nào. Trên đỉnh có ngôi mộ cổ rêu phong loang lổ, tường xây đã có một đôi chổ rạn nứt, bởi nắng mưa gió cát tạo thành. Theo như ông Nội nói là mộ của Tằng Tổ khảo cách đây gần một trăm năm. Bên ngoài tường là ngôi mộ của Ba tôi. Má tôi đã thuê người rãi sỏi trên mộ, xếp đá bao quanh tạo thành khuôn viên vuông vắn. Cạnh mộ Ba, Má cũng không quên đắp cho mình một ngôi mộ giả để khi trăm tuổi về nằm bên chồng cho trọn tình phu phụ. Đúng là con người có những cái lo xa sao mà thấm thúy, sâu sắc, nặng tình nặng nghĩa như vậy.


Đặt Valia ngồi xuống cát, tôi dặ


- Cháu ngồi đây chơi. Cậu thắp hương cúng Cố nhé.


Hai chị em cắm hương cúi đầu khấn lễ, trầm ngâm hồi tưởng lại hình bóng người Cha sinh thời còn sống và những gì người Cha đã gánh lấy nợ phong trần, những oan nghiệt đè lên số phận.


Sự im lặng trầm mặc của mạ và cậu làm cho Valia khó hiểu, nên một lát sau cháu cũng đến đứng bên tôi và mạ nó. Tôi kéo cháu vào trước bia mộ rồi bảo:


- Cháu chắp hai tay như Mạ lạy Cố nhé.


Cháu làm theo cúi lạy như người lớn. Tôi m


ĩm cười vì cháu không những biết nghe lời chỉ bảo, mà còn vì một lý do tế nhị khác, nên tôi nói nhỏ với chị :





- Đúng là ‘con ông không giống lông thì giống cánh’. Ông nội làm thầy cúng, làm sao mà cháu không biết lạy được ?


Chị tôi cũng cười. Cả ba đồng ngồi xuống dùng tay bốc cát phủ thêm trên phần mộ.


Mặt trời đã lên cao, nắng có phần gay gắt. Thấy cát dưới chân đã nóng, tôi đề nghị :


- Thôi ta về đi chị, kẽo cháu Valia khát nước đó.


Valia dỗi:


- Con không về, Mạ và Cậu đi hái mận cho con thôi.


- Thì trên đường về, Mạ hái cho con cũng được mà.


Nghe hai mạ con nói về mận tự nhiên tôi nhớ lại lúc còn nhỏ với những lần cùng bạn bè đi hái mận. Một việc làm trỡ thành một thú chơi mà không có đứa trẻ nào trong làng lớn lên không biết. Mà cũng kỳ lạ, chỉ có duy nhất làng Lý Hòa có thứ quả và cây này mà thôi.


Cũng bãi cát ven biển, cũng chịu nắng và gió biển như nhau, nhưng mà chẳng có nơi nào dọc biển miền Trung có loại cây tua tủa gai nhọn, lá nhỏ tròn như đồng xu, bò lan trên mặt cát khô chang, không mảy may có một chút hữu cơ nào hết. Mùa xuân nở hoa li ti màu đỏ tím. Hè về nắng gắt cho quả tròn hoặc hơi bầu dục to chừng độ bằng đốt ngón tay cái, chín màu vàng nhạt pha chút hồng đỏ tùy theo ánh nắng mặt trời thiêu đốt.


Kẻ ở nhà đã đành. Người đi xa lâu ngày theo sự học, hoặc xa xứ làm ăn, mồi lần về quê ai cũng đi viếng mộ. Mỗi dịp như vậy không ai không đưa mắt soi mói vào những


đám cây có gai nhọn nói trên, để mong cầu hái được một quả ăn cho thơm miệng, cho một lần nước miếng chảy ra. Để thưởng thức lại hương vị độc đáo của quê hương mà không nơi nào có được.





Còn số ở nhà có một lối ‘ăn mận’ thú vị nhất là khi hái được nhiều mận, liền bẻ một nhành cây, chọn những quả ngon chín đỏ hoặc bạc trắng găm vào gai cành mận tạo thành một nhành cây chi chít đầy quả trông rất đẹp mắt, đến mức bản thân rất thèm mà không dám ăn, chỉ thích để ‘chọc thèm’ người khác, hoặc để ngắm thành quả của mình lập nên.


Ôi nhớ lại mà tiếc cho mình đã đi qua tuổi thơ mau quá. Mà cũng vô cùng tự hào cho quê hương mình mấy trăm năm văn hiến, có nhiều công trình văn hóa tâm linh, có nhiều phong tục mang ý nghĩa nhân văn và những trò chơi dân gian đặc sắc. Chuyện cây mận tuy rất bình thường như quả mận bình thường, hết sức dân dả nhưng vô cùng ý nghĩa. Nó cũng có thể coi như ‘chùm khế ngọt’ mà thi sĩ Đỗ Trung Quân đã viết, các nghệ sĩ đã ca mà người nghe, cả chúng ta đây nghe khônghề biết chán.
Tôi lại cắm cúi đi soi mói trong các lùm mận để mong tìm những quả mận chín hồng, trước hết để cho mình cảm giác sống lại tuổi thơ, cho mình yêu quê hương hơn. Để thể hiện lòng yêu quê tha thiết đó, bằng cách phải tìm cho được nhiều quả mận, để sâu thành chùm tặng cháu Valia của tôi, để cháu sung sướng, gây cho cháu cảm nhận sự kiện hôm nay, để mai sau cháu lớn lên, cháu biết yêu quê hương, đất nước hơn.






17 -9- 2012


ND








































Báo cáo vi phạm





Lời bình (6)
Nguồn trích (0)
Đường dẫn cố định


RSS bình luận


Vui ḷng đăng nhập để nhận xét





Có khi nào...

19:31 14 thg 11 2012




Cái thời mới giải phóng, cháu nghe bà nội cháu kể, khổ lắm chú ạ. Bà cháu nói tô son cũng bị mấy ông ở xã chửi dù so về tuổi tác, mấy ông đó chỉ..






Ngocdunglyhoa

21:33 14 thg 11 2012




Có lẻ đến thời điểm này chú muốn gọi cháu bằng cái tên đích thực chứ ko gọi bằng Có khi nào làm mất đi sự trung thực của sự giao lưu thực tâm thự..





Nguyễn Tiến Trúc

19:45 26 thg 10 2012




bạn thong cảm m không có ý gì đâu thông cảm nhé ...mình quen đọc hay có lời cảm tưởng thôi xin được bỏ qua

sao tìm mãi chỉ có 2 hồi ký còn toàn thơ...






Nguyễn Tiến Trúc

18:13 26 thg 10 2012




cau chuyện bạn nêu bao kỷ niệm lớn lao ... như bị quả thúc 2 năm vì cái gì?.. mẹ già nhân vật như vậy lại bi lu mờ ... bao việc khác nữa...để cuối c..






Ngocdunglyhoa

19:30 26 thg 10 2012




Cảm ơn bạn đẫ đặt vấn đề Đây là hồi ký của một gia đình mà chủ yếu là đời một con người vì lý lịch con địa chủ nên chịu nhiều ... Chuyện dài..





Ngocdunglyhoa

21:49 23 thg 9 2012




























1 nhận xét:

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Hình ảnh : Copy link hình và dán trực tiếp vào comment mà không cần dùng thẻ
LƯU Ý :Định dạng đuôi ảnh hỗ trợ ['JPG','GIF','PNG','BMP']