HTML/JavaScript



NgocDungLyhoa chân thành cảm ơn các bạn ghé thăm

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

HỒI KÝ ĐỜI HỌC TRÒ CỦA TÔI- P21

 

21- HỌC TRÒ XỨ NGHỆ

     Được học trường cấp ba Huỳnh Thúc Kháng Vinh tôi cảm thấy vô cùng sung sướng và vinh dự .Đã từ lâu qua sách vở, qua những câu chuyện truyền tụng , tôi được biết đất Nghệ An là cái nôi sản sinh ra rất nhiều cụ đồ nho ,nhiều nhân sĩ yêu nước ,nhiều nhà cách mạng trung kiên .Trong đó có Bác Hồ của chúng ta là anh hùng giải phóng dân tộc , là danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước nhà và thế giới .Được học ở đây tôi tin tưởng một cách chắc chắn là cơ hội cho tôi có điều kiện tiến bộ trong học tập ,trong lao động , trong tu luyện đạo đức nên người hữu dụng .

 Không tự hào sao được ,làng Lý Hòa chỉ có hai người duy nhất học cấp ba Huỳnh Thúc Kháng thời kỳ đó .Trước tôi một năm có anh Phạm Ái Nhân ,học giỏi có tiếng của trường .Ngoài ra ở trường ĐHSP Vinh có anh Hoàng Xuân Cư và bạn tôi Phan thị Hồng Hạnh khóa sau ,cũng từ mảnh đất Nghệ An mà trưỡng thành, mà ra đời theo sự nghiệp trồng người .
  Vào một buổi sáng đầu thu nắng đẹp .Ánh nắng vàng trải nhẹ khắp phố phường ,hương hoa ngọc lan từ các khu vườn dọc đường đến trường lan tỏa ,thơm ngát gây cảm giác êm dịu tâm hồn sao mà thánh thiện lạ kỳ .Tôi trong bộ âu phục áo trắng , quần xanh mộc mạc nhưng tác phong vô cùng lịch sự ,thông thả bước đi trên hè phố .Đầu trần không đội mũ ,tay xách cặp da đen bóng ,ung dung bước đi như một cán bộ đang trên đường đến sở làm việc. Hoặc ai đó không biết cứ tưởng tôi là một giáo viên đến trường dạy học khi tôi rẽ vào con đường đến trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng Vinh.
Bước lên cầu thang theo sự hướng dẫn của chú Tịnh tôi đi về cuối dãy tìm phòng học 9c .Mới đến trước cữa phòng bất chợt trong lớp gần một nữa số lượng học sinh  đứng dậy một cách nghiêm túc , khiến tôi đâm ra hoang mang ,ngạc nhiên khó hiểu . Sau vài giây im lặng cả lớp cười xòa , rồi chăm chú nhìn tôi như dò xét và thầm thì to nhỏ với nhau.Tôi vô cùng bối rối không biết vì sao ?Tôi phải đứng sững lại , hỏi cô nữ sinh ngồi bàn đầu tiên ngay lối ra vào thay cho lời chào hỏi :
- Dạ cho hỏi , đây là lớp 9c chứ ạ ?
Cô gái có nước da trắng mịn sống mũi hơi to nhìn tôi chăm chú tỏ vẻ thông cảm :
-  Anh là..  là em thầy Tịnh phải không ? Nhập học à ?
- Vâng , tôi l..à l..à là người nhà thầy Tịnh .
Cả lớp cười ồ lên :
- Thế mà cứ tưởng thầy Tịnh đến dạy lớp mình .Sao mà giống nhau như hệt thế ?
Cô gái lại nở một nụ cười đon đả :
- Anh.. vào.. đi . thầy chủ nhiệm sắp đến rồi đó !
Từ ngỡ ngàng đến bối rối rồi tụ tin ,theo lời chỉ dẫn của cô nữ sinh tôi mạnh bạo bước vào phòng .Đến bàn thứ ba một học sinh nam kéo tôi lại :
- Đây còn chỗ trống này, anh ngồi đây với tôi .
Nói xong anh ta đứng dậy tụt vào trong nhường chỗ cho tôi . Tôi cảm ơn và nhẹ nhàng đặt cặp ngồi xuống .Tranh thủ lúc thầy chưa đến nam học sinh tự giới thiệu :
- Mình là Lê Tiến Dũng .Cậu là gì của thầy Tịnh  ?
- Mình cũng tên Dũng .Hồ Ngọc Dũng ,thầy Tịnh với mình là anh em bạn con dì .Thầy Tịnh gọi mình bằng anh đó .
-  Anh em bạn con dì sao mà giống nhau vậy .Vừa rồi bọn mình cứ tưởng thầy Tịnh nên đứng dậy chào đấy . Hì.. hì.. lớp mình thế là đến ba Dũng đó .
Tôi chưa kịp hỏi lại thì cậu ta quay ra đằng sau gọi to :
 - Dũng ơi có thêm một Dũng nữa đó nhé – chỉ vào tôi nói tiếp:   Hồ Ngọc Dũng – rồi nói với tôi – Cậu ta là Bùi Đắc Dũng đấy , đủ xe pháo mã rồi nhé.
Không khí giao lưu tìm hiểu mấy phút ban đầu cảm thấy cởi mở chan hòa thân thiện .Ngày hôm nay gặp mặt chỉ mang tính chất sinh hoạt lớp ,cơ cấu tổ chức và nghe thông báo nội dung ngày khai giảng niên học mới .
Trên đường về nhà, nhớ lại phút giây ban đầu mà cứ cười thầm trong bụng. Không biết tôi có một nét gì đó trong dáng đi , điệu bộ, cữ chỉ giống chú Tịnh mà khi sáng ai cũng tưởng là thầy Tịnh.
Thực tình thì tôi từ nhỏ đến lớn ít khi gần chú lắm . Khi tôi đang còn rất nhỏ thì chú đã đi học xa .Lớn lên thì chỉ có một lần duy nhất vào năm 1953 chú về quê nghĩ hè , có tổ chức dạy học cho cho con em  bà con nội ngoại trong làng .Tôi cũng tham gia đến học .Lần ấy, một kĩ niệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in không sao quên được, là tôi bị chú phạt lên trước lớp quỳ sơ mít vì cái tội đang ngồi học mà dùng thước kẻ gõ cốc cốc trên bàn miệng đọc  a di đà phật , như thầy tụng kinh . Hòa bình lập lại chú về thăm nhà rồi đi Hà Nội học Đ H S P . Sau đó nhân ngày tết chú về thăm nhà cưới vợ thì cũng vừa lúc C C R Đ xẩy ra chú không về nữa .
Qua bạn bè trong lớp cho hay chú dạy môn toán có uy tín lắm.Trường ĐHSP Vinh có ý mời chú qua dạy nhưng chú không đi , thích dạy học sinh cấp ba thôi . Cứ nhìn cách xã giao khách khứa hàng ngày đa số là học viên cơ quan  đến thăm hỏi , của học sinh nước ngoài gữi thư về thăm thầy , đủ biết sự ngưỡng mộ tài năng của chú biết nhường nào  .
Ngay bản thân tôi ở trong nhà cũng tự nhận thấy chú rất yêu nghề. Lần đầu tiên tôi thấy một thầy giáo ngoài kinh nghiêm truyền thụ kiến thức toán học mà còn rất có trách nhiệm cho giáo án giảng dạy của mình .Hiện nay hình như giáo viên đa số dựa vào tài liệu trong nước sọan sẵn có mấy ai nghiên cứu tai liệu nước ngoài , nhưng với chú Tịnh lúc đó chuyên dựa vào sách tiếng Pháp để bổ sung , nâng cao kiến thức toàn học cho học sinh  .
 Ngoài ra rất cần cù chuẩn bị giáo cụ trực quan cho toán học chủ yếu là hình học không gian.Hầu như việc này đã chiếm hết thời gian nghĩ ngơi hàng ngày của chú .Có những giáo cụ trực quan tự làm được nhưng có cái cùng cần thợ thầy mới làm được nhờ sự hướng dẫn của chú .Rất nhiều lần tôi thấy chú đi dạy về , ăn vội vài bát cơm là đạp xe đi xuống nhà máy cưa mộc Bến Thủy cách sáu cây số , tối mịt mới về trên tay cầm giáo cụ trực quan hình học không gian , khi thì hình khối lăng trụ , lúc thì khối trụ hình chóp nón v.v..
 Chú phụ trách tổ trưỡng bộ môn toán học của trường và dạy toán khối mười . Hai năm học tôi chỉ được học mội tiết do chú đứng lớp vì  hôm ấy thầy Nguyền Cảnh Đính ốm nặng ,thành thử chú Tịnh đến dạy thay. Đó là cơ hội duy nhất cho tôi tận mắt tận tai , mục sở thị nghệ thuật truyền thụ toàn học của chú .Có thể nói ngắn gọn, dễ hiểu vô cùng.Tiết toán  hôm đó tiếp thu nó nhẹ nhàng thanh thản ,không nặng nề gò bó  phải vắt óc suy nghĩ nặng nề.
Bản tính hăng say nhiệt thành trong việc làm ,ham học hỏi , ham tìm tòi và phát huy ,vận dụng sự hiểu biết của mình vào trong cuộc sống hàng ngày ,vào nhiệm vụ xã hội phân công mình đảm trách của chú Tịnh đã ảnh hưởng rất lớn đối với tôi sau này . Sự thành công trong cuộc sống của tôi chính là nhờ sự học mười năm mà nên , nhờ sự hấp thụ bản năng của chú Tịnh đã nói ở trên đã cho tôi có một ý thức cầu tiến , siêng năng , mẫn cảm trong cuộc sống và hoạt động xã hội bấy lâu nay .
Hai năm học ở Vinh ít nhiều tôi cũng tỏ ra có năng lực học hành. Ngay khi vào học lớp chín tôi phải cố gắng hết sức , vừa tiếp thu chương trình lớp chín , vừa học lại nửa chương trình lớp tám . Đặc biệt là môn Trung văn đã bỏ qua nữa chương trình từ vựng , thử hỏi làm sao đuổi kịp bạn bè .Nhưng rồi tôi đã vượt qua , tổng kết cuối năm tất cả các môn đều đạt loại khá chỉ có môn Trung văn chạm ngưỡng cửa trung bình .
 Một hình ảnh đặc biệt của bạn bè , mà có lẽ chỉ có ở N.A đã ít nhiều khích lệ tôi cố gắng tập trung học tập khi mình có điều kiện để học . Đó là hai nam học sinh Âu Dương Thảo và Phạm Văn Hoài đã có vợ , có con mà còn theo học thì quả là hiếm có chẳng khác gì chuyện Lưu Bình Dương Lễ ngày xưa .Chuyện vợ cắt tóc của mình bán kiếm tiền cho chồng làm lộ phí đến tràng an ,hoặc cảnh vợ nuôi chông ăn học qua bài thơ : “ Trăng sáng vườn chè ” của nhà thơ Nguyễn Bính :
       “ Sáng trăng sáng cả vườn chè
       Một gian nhà nhó đi về có nhau
       Vì tằm tôi phải chạy  dâu
       Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay        
       Chồng tôi thi đậu khóa này
       Bỏ công đèn sách từ ngày lấy tôi …”
 Thật đúng là học trò xứ Nghệ không sai chút nào .Sau này không biết Văn Hoài đi đâu , sự nghiệp công danh thế nào thì tôi không rõ ?Còn Âu Dương Thảo dạy học ,mà cũng không biết duyên cớ vì sao ,ngọn gió nào đã đưa đẩy cậu ta vào dạy học ở Hoàn Trạch , Bố Trạch ,Quảng Bình mới hay chứ , để cho tôi được gặp lại người bạn mang đúng tư chất học trò xứ Nghệ năm xưa . Hiện nay cậu ta đã về hưu ,trở thành công dân Hoàn Lão mới lạ .
 Năm lớp chín học hành vất vã là thế nhưng tôi vần tham gia một số việc có thể nói đã để lại dư âm tốt ,đẹp đẻ cho lớp , cho trường và cho cả bản thân tôi ,đáng để cho bạn bè mến phục không kém gì lúc đang học ở Đồng Hới trước đây.
 Dạo đó vào đầu kỳ hai tôi được lớp giao cho nhiệm vụ tổ chức một đội kịch để dự thi biểu diễn toàn thị xã. Do phát hiện tôi có khả năng làm công tác nghệ thuật sân khấu khi tôi thể hiện một lớp kịch trong vở kịch nói Chị Hòa bồn màn của Học Phi, hộ trợ bài giảng của thầy khi đánh giá nội dung tác phẩm  sáng tác văn học của tác giả.
Điểm lại một số ‘ tài tử ’ trong lớp có thể diễn được loại đề tài gì tôi mới đến hiệu sách N.A chọn mua kịch bản có nội dung đấu tranh thống nhất  nước nhà , tố cáo luật 10-59 của Mỹ Diệm ở miền Nam . Đó là vở kịch nói một màn mang tựa đề: “ Cái máy chém ”  ( quên tác giả) rất chi là bi kịch thời hai miền chia cách .  
Thanh Hà ( cô nữ sinh tôi tiếp xúc đầu tiên trong ngày đến trường ) trong vai Diễm ,con gái của một ông già chạy xe xích lô sống vùng ven đô Saigon  bị  kết án tham gia cách mạng chống chế độ VNCH tử hình bằng máy chém luật 10-59 , mà người xử án không ai khác là một vị sĩ quan cộng hòa , người yêu của Diễm  . Nhà báo Thanh Tùng do tôi thủ vai là người bạn của Diềm khi đang còn học đại học Phú Thọ Saigon trước đây .Chàng rất yêu Diễm nhưng chưa có dịp ngỏ lời kết bạn trăm năm .
Vì cái chết của cha nàng vô cùng đau đớn không biết than thở tâm sự cùng ai cho vợi nỗi buồn trong lòng mấy lâu nay. Đang lúc đợi Huỳnh Văn Lẫm đi công cán trở về , đến để thổ lộ tâm tình thì Thanh Tùng xuất hiện .Nàng như người chơi vơi trong dòng nước chảy, đau buồn và thất vọng cho nên khi Thanh Tùng đến nàng không nén nỗi xúc động , đã đem chuyện riêng tư thổ lộ với Thanh Tùng.
Nghe xong câu chuyện ,Thanh Tùng cảm thấy thương xót cho người bạn gái mất đi một người thân ruột thịt và đột nhiên chàng nhớ lại một vụ án cách đây một tháng mà chàng đã có dịp chứng kiến với tư cách một nhà báo lấy tin đưa lên công luận .Sau vài giây suy nghĩ ,xác định lại hồ sơ qua lời Diễm kể , thì không ai khác chính là  Huỳnh Văn Lẫm đã ra lệnh giết cha nàng .Diễm rụng rời tay chân , như sét đánh ngang tai khi nghe Thanh Tùng tuyên bố biết kẻ giết ba nàng :
- Chính nó đã tuyên bố xử án ba em . Huỳnh Văn Lẫm .
Nàng khuỷu xuống ngất đi trong vòng tay của nhà báo Thanh Tùng khi nghe tên kẻ đã giết cha mình .Còn gì đau khổ bằng khi nghe tin kẻ giết cha minh là người chồng tương lai chưa cưới . Diễm có ngờ đâu  người tình mà nàng tôn thờ mấy lâu nay tưởng là bờ vai chỗ dựa cho tương lai hạnh phúc sau này. Ai ngờ nó đã dùng lưỡi dao của luật 10-59 để cướp mất sinh mạng của cha nàng , phá nát tình yêu hạnh phúc đầu đời của nàng , chẳng khác gì tâm trạng Kim Vân Kiều : “ Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn ” .Và còn nhiều tình tiết éo le gay cấn khác nữa….
Qua hai tuần tập dượt , cuối cùng chúng tôi cũng hoàn thành tốt đẹp bằng những tràng pháo tay giòn giả phấn chấn đầy khen ngợi của khán giả khi vở diễn được khép lại .
Đó là những thành công trên sân khấu còn sau hậu trường là một chuỗi ngày sôi động ,tràn đầy hân hoan của lứa tuổi học đường .Từ ngày vào học tôi chưa bao giờ thoải mái như một tháng nay. Tôi đã đuổi kịp bạn bè trong học hành , không phải ngày đêm chúi đầu vào bài vở nữa . Trước đây vừa tiếp thu chương trình lớp chín , vừa học tiếp chương trình lớp tám thành thử tôi đâu có thì giờ đi chơi nhà bạn bè nam , làm thân với các nữ sinh trong lớp . Thành thử đã có lời trách móc chê bai người đâu mà khó tiếp xúc quá trời .Còn bây giờ nhất là từ khi đội kịch đi vào hoạt động tôi cảm thấy thanh thản và thoải mái vô cùng .           
Ôi nói sao được nỗi lòng bỡ ngỡ lần đầu tiên đến nhà gọi Thanh Hà đi sinh hoạt văn nghệ .Tả sao hết nỗi niềm phấn chấn khi ngồi trao đổi với nàng về kịch nghệ ,nhất là hướng dẫn nàng dáng đi nét đứng , âm giọng cách nói trong từng hoàn cảnh của vở kịch , trong từng tâm trạng của nhân vật . Nàng ngồi nghe một cách chăm chú . Đôi mắt nàng sáng lên nhìn tôi không chớp, nhiều khi làm cho tôi có phần nào e dè tránh né .
Không những nàng chỉ nghe cho qua chuyện mà nàng còn đứng dậy thể hiện cho tôi xem .Có một diễn viên vô cùng cần mẫn và dễ thương như thế làm sao tôi không thích không mến được .
Ngày chuẩn bị công điền tôi và nàng đã đi bộ bốn năm cây số đến doanh trại quân đội liên khu bốn mượn áo quần nai nịt ,bao súng ngắn cho đêm diễn sắp đến .Khi mượn xong thì đã hơn năm giờ chiều nàng mới nói với tôi :
- Tý nữa về đến.. , anh đưa Hà về nhà nhé , không thì mẹ rầy đó.
Nghe ba tiếng " mẹ rầy đó "mà lòng tôi rộn ràng khó tả . Tôi khẽ bảo Hà :
- Hà yên tâm, mình sẽ đưa Hà về tận nơi, giao tận chổ được chưa?
Hà đấm vai tôi cười :
- Anh này !
Từ đó tôi và Hà quen nhau thân thiết .Hà kể cho tôi nghe chuyện Hà và Ngọc là hai chị em sinh đôi cùng học lớp chín nhưng khác phòng .Chuyện bố Hà đang ở trong quân đội , bộ chỉ huy quân sự quân khu ba.Có lẽ cũng vì hoàn cảnh của Hà như vậy nên tôi không dám đi sâu hơn trong quan hệ quen biết ,chứ trong lòng thú thật tôi mến Hà lắm ,yêu Hà lắm .
Yêu  làm sao được khi môn không đăng ,hộ không đối na ná như chuyện kịch vừa diễn đấy thôi .Thương nhau yêu nhau mà hoàn cảnh một trời một vực thì làm sao mà gắn kết trăm năm , nhất là tương lai của tôi đang còn mờ mịt lắm , xa vời lắm.




5 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Một lần nữa ngỡ như giấc mộng
    Nâng cánh bao khát vọng trong tôi
    Trải qua cay đắng ngọt bùi
    Xuôi dòng ký ức thuyền tôi vào đời

    Giờ đây nhớ Tịnh người bên ngoại
    Em trong dòng tộc… tuổi lớn hơn
    Ở trường không dạy một môn
    Nhưng trong cuộc sống hàm ơn em nhiều

    Người thầy dạy những điều nhân nghĩa
    Bao năm qua gặp gỡ đôi lần
    Tấm gương em sáng trong ngần
    “Gần đèn ..” tôi cũng âm thầm sáng lên

    Nghề thầy giáo em rèn tâm đức
    Những ngày tôi có phúc sống bên
    Luyện rèn kiến thức vững bền
    Học từng cách sống giữ nguyên nếp nhà

    Đất Xứ Nghệ bao la trời rộng
    Huỳnh Thúc Kháng cánh cổng mở ra
    Đưa tôi chắp cánh bay xa
    Ngôi trường mơ ước trong ta đây rồi!

    Giờ đây viết bồi hồi xúc động
    Ngỡ ngàng nghe tiếng trống khai trường
    Phượng chờ tôi nở bên đường
    Ngọc Lan nhè nhẹ tỏa hương ngọt ngào

    Bầy chim ríu rít chào Ngọc Dũng
    Người đi đường như cũng vui lây
    Tôi khoe đi học đây này
    Khẽ khàng cất tiếng chào ngày tôi yêu

    Và cứ thế bao điều mới mẻ
    Bước tới trường tư thế học sinh
    Bạn bè chia sẻ thân tình
    Làm quen một lượt thấy mình thật vui

    Những ngày tháng nối dài theo mãi
    Vì sang ngang nên phải cố thôi
    Thời gian lặng lẽ vẫn trôi
    Hòa đồng với bạn và tôi kịp dần

    Khi việc học có phần thong thả
    Tôi tham gia tất cả phong trào
    Bạn bè văn nghệ cùng nhau
    Việc trường việc lớp việc nào cũng vui

    Một ngày … trái tim đòi lên tiếng
    Với bạn Hà… muốn tiến không lui
    Bên nhau mới gửi nụ cười
    Nhưng rồi nghĩ lại tôi người rút lui

    Biết rằng thổn thức lời muốn nói
    Nhưng mấy từ “hộ đối…” đuổi đeo
    Khiến tôi tự té ngã nhào
    Ôm luôn tình ấy cất vào đơn phương

    Sông Lam dòng nước vương màu nắng
    Tuổi học trò áo trắng vẫn trôi
    Bao nhiêu khát vọng thành lời
    Ngân vang vọng mãi giữa trời Nghệ An

    Giờ ngồi viết dâng tràn yêu mến
    Vẫn một lòng quyến luyến thành Vinh
    Yêu sao bao tấm chân tình
    Nhớ thầy cô nhớ gia đình ân nhân

    Cám ơn đến ngàn lần không hết
    Mảnh đất này gắn kết đời tôi
    Học trò Xứ Nghệ một thời
    Tôi trân quý…Nhớ suốt đời không nguôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ôi thật tuyệt như trang tiểu thuyết
      cảnh cà người dan díu lấy nhau
      cuộc đời như thể đổi mau
      hay hay tôi đã nặng sâu nghĩa đời

      gặp tri ky cuộc đời có khác
      truyện lên hương thơm ngát từ đây
      cảm ơn cháu gái xa xôi
      cảm ơn blog đưa tôi gặp người

      Xóa
  3. Anh mình đào hoa thiệt đó nha. Nhiều em thương đến thế mà vẫn giữ được tình cảm đúng mực là khó lắm chớ bộ. Thế bây chừ anh có biết tin chi của Thanh Hà không?
    Vừa là diễn viên anh lại còn kiêm luôn đạo diễn nữa. Giỏi thiệt. Không nhiều em mơ mới lạ. "Gái tham tài, trai tham sắc" mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hi hi
      Thương thay cho số đào hoa
      Năm lần bảy lượt mà ra thế này
      Hôm nay đọc lại đoạn này
      Tiếc cho hoa nọ bướm bay mất rồi

      Em Gái ơi,anh lại cùng đọc ngược những trang HK cùng em đây, dù rằng anh hầu như đã thuộc em ạ
      Theo thơ HK dài rồi
      Vẫn còn theo cả văn xuôi đến cùng
      Quý thay bạn đọc có lòng
      Cảm ơn Thu nhé theo dòng đời anh

      Xóa

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment
Hình ảnh : Copy link hình và dán trực tiếp vào comment mà không cần dùng thẻ
LƯU Ý :Định dạng đuôi ảnh hỗ trợ ['JPG','GIF','PNG','BMP']